Phần III
SỐNG ĐỘNG CÙNG VỚI NGÔI LỜI
I - Mục tiêu và hướng đi của việc đào tạo và giáo dục.
501 Mục tiêu của tất cả việc đào tạo và giáo dục trong Hội ḍng của chúng ta là sự tăng trưởng nhờ sức mạnh Chúa Thánh Thần trong đời sống hiệp nhất với Ngôi Lời nhập thể của Cha và trong cộng đoàn truyền giáo bao gồm các phần tử xuất thân từ nhiều quốc gia và nhiều nền văn hóa. Sự thăng tiến này là một công việc kéo dài cả cuộc đời, mà phần trách nhiệm thuộc về cá nhân mỗi người cũng như về cả cộng đoàn. Làm như thế chúng ta mới có được khả năng chu toàn nhiệm vụ truyền giáo của Hội ḍng chúng ta, tức là trở thành những chứng nhân của Phúc Âm Chúa Kitô cho mọi người bằng đời sống cá nhân, bằng nếp sống cộng đoàn và bằng lời rao giảng của chúng ta nhằm giúp xây dựng các cộng đoàn Kitô.
502 Trong Hội ḍng chúng ta công cuộc phục vụ truyền giáo và đời sống tu tŕ là một sứ mệnh truyền giáo ấn định mô h́nh cho đời sống tu tŕ của chúng ta, và tinh thần các lời khuyên Phúc Âm thấm nhuần vào toàn thể sinh hoạt truyền giáo của chúng ta.
Ơn kêu gọi duy nhất đó có giá trị đối với vừa từng cá nhân vừa cả cộng đoàn. Ơn gọi này đ̣i hỏi một sự dấn thân dứt khoát cho nhiệm vụ truyền giáo.
Để ơn kêu gọi này được phát triển trọn vẹn công việc đào tạo phải trọn vẹn toàn diện tức là được đâm rễ sâu trong nền văn hóa của từng người, hướng về đời sống cộng đoàn, nhằm vào mục tiêu phục vụ tông đồ và mở ra cho những nhu cầu của thế giới. Hơn nữa, mọi khía cạnh của công việc đào tạo phải phù hợp với linh đạo căn bản mà Thánh Arnold Janssen đă ban cho Hội ḍng chúng ta.
503 Công việc đào tạo của chúng ta phải trọn vẹn, tức là nhằm đạt tới sự trưởng thành nhân bản, nghề nghiệp chuyên môn và một đức tin dấn thân.
Sự trưởng thành nhân bản được đạt tới sự hiểu biết tiệm tiến về bản thân ḿnh, nhờ việc phát triển hài ḥa các đức tính của cá nhân và nhờ sự tự do nội tâm đạt tới mức độ có thể có được những quyết định có trách nhiệm.
Công việc đào tạo các anh em về mặt nghề nghiệp chuyên môn cũng như về mặt văn hóa phải tương ứng với các nhu cầu của từng quốc gia riêng của họ; đồng thời cũng phải luôn quan tâm tới mục tiêu truyền giáo và đặc tính quốc tế của Hội ḍng chúng ta.
Việc huấn luyện tôn giáo cần nhằm phát triển một đức tin dấn thân được nuôi sống nhờ Phúc Âm và là dấu chỉ Chúa Kitô c̣n đang hiện diện và hoạt động trong thời đại chúng ta.
503.1 Một con người đạt tới mức trưởng thành nhân bản khi họ được tôn trọng cách nghiêm chỉnh được trao cho những trọng trách; khi được người khác quư mến, tín nhiệm và cảm thông và khi đến lượt họ cũng có thể đối xử lại với người khác như vậy.
503.2 Các tài năng riêng của mỗi người cần được phát triển phù hợp với đặc sủng của Hội ḍng. Cũng cần phát triển một niềm tự tin lành mạnh, điều này cũng giúp cho mỗi người dễ dàng chấp nhận hơn các giới hạn của ḿnh. Kết quả là phải có một nhân cách thật quân b́nh.
503.3 Ngay từ đầu công việc đào tạo, mỗi người anh em phải tập phát triển óc sáng kiến, và t́m kiếm những con đường mới. Nhưng cũng cần tập làm quen với sự hy sinh bản thân và sẵn sàng chấp nhận thất bại cách kiên nhẫn và can đảm.
504 Công việc đào tạo căn bản phải được đâm rễ sâu trong môi trường văn hóa và tôn giáo của mỗi quốc gia, và đồng thời cũng phải t́m gợi hứng từ những truyền thống tôn giáo của dân tộc.
504.1 Tính đa dạng của các chương tŕnh và cấu trúc cần phải làm nổi bật tính duy nhất của ơn gọi tu sĩ truyền giáo của Hội ḍng chúng ta, và đồng thời sự phong phú bắt nguồn từ tính chất quốc tế của Hội ḍng chúng ta. Tính đa dạng này không được làm suy giảm tích cách sẵn sàng phục vụ khắp nơi của chúng ta.
505 Ơn gọi truyền giáo được tăng triển trong ḷng một cộng đoàn Kitô hữu thật sống động. Trong sự quan hệ với nhau trong cộng đoàn, chúng ta là phản ảnh của mầu nhiệm một Chúa Ba Ngôi rất thánh. Chính từ mầu nhiệm này mà cuộc sống cũng như sứ vụ của chúng ta phát xuất và nhận lấy sức mạnh. V́ thế, việc đào tạo cần phải làm phát triển mối quan hệ giữa chúng ta với nhau và với Thiên Chúa, và giúp chúng ta có khả năng góp phần vào việc xây dựng các cộng đoàn Kitô hữu.
Sự hiểu biết lẫn nhau và sự quan tâm đến nhiệm vụ dấn thân chung của chúng ta bắt nguồn từ sự chia sẻ các kinh nghiệm. Sự hiệp thông căn bản này cần tỏ ḷng tôn trọng đối với các giá trị cùng các dị biệt của cá nhân, nền văn hóa và của từng quốc gia, và như thế, trở thành một chứng nhân sống động cho sự hiệp nhất trong khác biệt.
505.1 Để phát triển khả năng sống cộng đoàn, cần phải có một nhóm huấn luyện viên hiểu rơ thế nào là một cộng đoàn truyền giáo, biết phải làm thế nào để thực hiện, và biết sống nêu gương cộng đoàn truyền giáo.
505.2 Đào tạo cho một cộng đoàn truyền giáo, nên nhấn mạnh những khác biệt trong cuộc sống cộng đoàn giữa các nơi đào tạo và ở những lănh vực hoạt động khác nhau.
505.3 Tất cả các anh em tu sĩ, đặc biệt là những người sống trong các nhà đào tạo, ư thức được trách nhiệm của ḿnh, phải cố gắng sống cuộc sống cộng đoàn thế nào để có thể gây khích lệ cho những anh em khác.
505.4 Trong thời gian đào tạo, các anh em cần phải phát triển khả năng làm việc cách kiên quyết và ḥa hợp với những người khác; phải tỏ ra nể trọng đối với họ trong khi làm việc cũng như trong khi giải trí; chúng ta cũng cần phải học cho biết cách sống với những sự căng thẳng.
505.5 Tiến tŕnh đào tạo phải tập cho mỗi người biết quư trọng cả đời sống cộng đoàn lẫn đời sống tư riêng. Trong cuộc đời của mỗi người, cần phải dành chỗ cho cả hai.
506 Ơn gọi chúng ta được hiện thực trong công cuộc phục vụ truyền giáo, và không ngừng gặp được ở đó một đà tiến mới. Thái độ sẵn sàng để phục vụ biến chúng ta thành các môn đệ của Chúa, Đấng đă đến không phải để được phục vụ nhưng là để phục vụ. Thái độ này làm phát sinh thái độ vô vị lợi, làm cho chúng ta được noi gương Chúa Kitô, sống ơn gọi của chúng ta một cách vui vẻ, bất chấp những khó khăn.
506.1 Việc lao động chân tay cũng như những công việc mục vụ và xă hội giúp phát triển thái độ tông đồ này. Tất cả anh em tu sĩ phải ham thích làm việc và quư trọng mọi hoạt động của con người.
506.2 Ngay trong thời gian đào tạo, anh em ngày càng biểu lộ rơ ư muốn sẵn sàng từ bỏ những sở thích và tư lợi bản thân. Như thế sau này họ sẽ có thể rời bỏ các hoạt động và chức vụ hoặc v́ lợi ích của cộng đoàn hoặc để giáo hội địa phương tự phát triển và tiến tới tự trị.
507 Với tư cách là tu sĩ truyền giáo, chúng ta ư thức trách nhiệm của chúng ta đối với thế giới và các nhu cầu của nó. V́ thế, một trong những mục tiêu đào tạo của chúng ta là tập lắng nghe Lời Thiên Chúa gọi trong thế giới, trong lịch sử và các biến cố của nó để đưa ra một lời đáp lại trong đức tin. Sự chú ư đến các dấu hiệu của thời đại cũng là một phần trong ơn gọi của chúng ta. Điều này cần được luyện tập trong thời gian huấn luyện căn bản, và được thực hành trong suốt cuộc đời của ḿnh.
507.1 Cần phải nhận xét những tục lệ và những giá trị của xă hội nơi chúng ta đang sống, để chúng ta có được ư thức công bằng xă hội. Điều này làm cho chúng ta sẵn sàng đứng lên bênh vực cho công bằng xă hội một cách công khai, với sự thận trọng nhưng cương quyết, phù hợp với những giáo huấn xă hội của Giáo hội.
507.2 Thái độ cởi mở đối với thế giới luôn phải được thực hiện một cách phù hợp với các đường hướng của Phúc Âm; điều này đ̣i hỏi một sự tập luyện thích hợp để phân định loại thần khí.
507.3 Tất cả mọi anh em tu sĩ cần phải học tập cách thức đối thoại có kết quả với các nền văn hóa và các tôn giáo khác.
508 Chúng ta phải tổ chức cuộc sống của chúng ta như thế nào cho phù hợp với đức tin, bằng cách luôn lắng nghe Thánh thần, Đấng nói với chúng ta trong Thánh kinh, trong đời sống cộng đoàn, trong Giáo hội cũng như trong các biến cố thời đại chúng ta. Lời đáp trả của chúng ta phải được thực hiện trong cầu nguyện và hành động.
Với tư cách là các nhà truyền giáo của Ngôi Lời, đời sống tâm linh của chúng ta được gợi hứng từ mẫu gương của Thánh Arnold Janssen, v́ Ngài là một con người của ḷng tin và cầu nguyện, có tinh thần cởi mở và tận tâm phục vụ.
509 Cánh đồng hoạt động của Hội ḍng chúng ta có rất nhiều mặt khác nhau và đ̣i hỏi nhiều khâu phục vụ khác nhau. Tính hiệp nhất của ơn gọi tu sĩ truyền giáo đ̣i hỏi chúng ta phải có một lối sống chung và một h́nh thức đào tạo chung trong mức độ có thể được. Tuy nhiên v́ có nhiều khâu phục vụ khác nhau nên cần phải có những cách giáo dục khác nhau. Mục tiêu chủ yếu của việc đào tạo, do đó, phải nhằm ḥa hợp đời tu với hoạt động nghề nghiệp để mỗi người anh em thể theo đặc sủng của ḿnh, lấy tinh thần của Chúa Kitô mà thấm nhuần môi trường sống của ḿnh.
II - Các giai đoạn của việc đào tạo và giáo dục.
510 Để chu toàn sứ mạng truyền giáo của ḿnh, Hội Thánh hiện hữu tùy thuộc vào những người tự dâng hiến bản thân hoàn toàn cho công cuộc truyền giáo. V́ thế trách nhiệm của mỗi tu sĩ và của mỗi cộng đoàn trong ḍng là làm cho các thanh niên chú ư đến lư tưởng truyền giáo, bằng cách chúng ta sống ơn gọi của chúng ta một cách thuyết phục cũng như bằng cách chuyên cần cầu nguyện và cố gắng tích cực.
510.1 Bề trên tỉnh ḍng có trách nhiệm hoạch định và thực hiện việc tuyển mộ ơn gọi. Ngài chỉ định một số anh em để làm công việc tông đồ này như là nhiệm vụ chính của họ. Trong mức độ có thể làm được, các anh em đó nên làm việc chung thành nhóm. Các anh em này hướng dẫn các thanh niên vào Hội ḍng chúng ta và làm cho họ ngày thêm quan tâm thích thú công cuộc truyền giáo của chúng ta.
510.2 Hoạt động của chúng ta trong các trường và các giáo xứ của chúng ta có tầm quan trọng đặc biệt về mặt làm khơi dậy các ơn gọi. Chúng ta phải luôn lượng định lại các phương pháp tuyển mộ của chúng ta, sẵn sàng thích ứng với hoàn cảnh, hoặc đưa ra những đường lối mới. Các tỉnh ḍng nên chia sẻ với nhau những kinh nghiệm, kế hoạch và nên cộng tác với nhau trong các việc có thể được.
510.3 Mọi phương tiện truyền thông xă hội nên được sử dụng cho việc tuyển mộ này.
510.4 Sự tuyển mộ các ơn gọi cho Hội ḍng cần phải được thực hiện một cách hài ḥa với việc tuyển mộ ơn gọi của hàng giáo sĩ giáo phận, cũng như của các Hội ḍng khác, đặc biệt là tại các quốc gia ở đó Giáo hội c̣n ở trong giai đoạn phát triển ban đầu.
511 Các thanh niên nào xem ra thích hợp với lối sống và công việc của Hội ḍng truyền giáo chúng ta, nhưng lại chưa đủ học vấn cần thiết để được chấp nhận vào tập viện th́ được nhận cho đi học, tại một trong những học viện đào tạo của chúng ta, nếu xét thấy có thể và đáng làm.
511.1 Bề trên tỉnh ḍng và hội đồng cùng với các anh em có đủ tư cách cứu xét về các loại mô h́nh nhà đào tạo cần được thành lập hay tiếp tục giữ lại trong tỉnh ḍng. Quyết định cuối cùng về vấn đề này thuộc về trách nhiệm của vị bề trên tổng quyền với sự đồng ư của hội đồng của ngài.
511.2 Trong các nhà đào tạo của chúng ta cần phải tạo nên một bầu khí thuận lợi cho các ơn gọi được củng cố và được phát triển. Bầu khí này mang đậm nét một sự cởi mở đón nhận những giá trị văn hóa xă hội và tôn giáo của các dân tộc khác cũng như quan tâm đến những vấn đề của họ.
511.3 Sự phát triển nhân bản và tôn giáo của các thanh niên này phải đạt tới mức độ nào đó, để họ có thể quyết định một cách tự do và có trách nhiệm, hoặc là gia nhập Hội ḍng chúng ta, hoặc là chọn sống như những Kitô hữu dấn thân theo một ơn gọi khác.
511.4 Trong việc tuyển chọn và huấn luyện, các tiêu chuẩn sau đây cần được cân nhắc xét đến :
511.5 Trong thời gian đào tạo, ứng sinh sẽ quyết định trở thành tu huynh hay linh mục trong Hội ḍng. Tùy theo chương tŕnh đào tạo, bề trên tỉnh ḍng với sự đồng ư của hội đồng của người quyết định vào thời điểm nào, ứng sinh phải có quyết định về tương lai của ḿnh. Nếu chương tŕnh đào tạo này chung cho nhiều tỉnh ḍng th́ bề trên tổng quyền với sự đồng ư của hội đồng sẽ quyết định sau khi ngài đă tham khảo ư kiến của các vị bề trên tỉnh ḍng và các hội đồng hữu trách cũng như của các ban phụ trách giáo dục và đào tạo.
511.6 Nếu một người anh em trong ḍng, sau thời hạn được ấn định theo hiến pháp ở số 511.5, muốn đổi ngành sống th́ người anh em đó cần phải tŕnh bày các lư do của ḿnh bằng văn thư theo hệ thống giáo phẩm lên vị bề trên tổng quyền. Bề trên tổng quyền sẽ quyết định với sự đồng ư của hội đồng và lưu ư đến các tập tục của địa phương. Tuy nhiên, thông thường theo luật chung sau khi khấn trọn th́ không c̣n được phép đổi ngành nữa.
512 Mục đích của tập viện là giúp cho ơn gọi được trưởng thành và rơ ràng thêm. Tập viện cũng đưa dần tập sinh bước vào con đường đi theo Chúa Kitô như được biểu hiện trong lối sống và trong linh đạo của Hội ḍng và trong hiến pháp của chúng ta. Tập viện c̣n dẫn dắt tập sinh đi theo Chúa Kitô ngày một sâu hơn. Nhờ sự hiệp thông sống động với Ngôi Lời và nhờ cuộc sống cộng đoàn, Tập sinh phải đạt tới hiểu biết bản thân rơ hơn và hiểu biết Hội ḍng của chúng ta cách sâu sắc hơn để có thể quyết định một cách sáng suốt và có trách nhiệm đối với ơn gọi của ḿnh.
512.1 Có thể một thời gian chuẩn bị trước khi vào tập viện. Bề trên tỉnh ḍng với sự đồng ư của hội đồng phải quyết định về việc thời gian này có cần thiết không, nên tổ chức như thế nào và thời gian bao lâu; rồi ngài phúc tŕnh lên bề trên tổng quyền và hội đồng, sau đó mới bắt đầu nhận ứng sinh.
512.2 Chính bề trên tỉnh ḍng nơi có tập viện, với sự đồng ư của hội đồng của ngườøi, nhận ứng sinh vào tập viện theo các qui định của Giáo luật. Nếu ứng sinh đến từ một tỉnh ḍng khác, cần phải có ư kiến của vị giám luật, của vị bề trên nhà, của vị bề trên tỉnh cũng như ư kiến của các hội đồng liên hệ của ứng sinh này.
512.3 * Để có giá trị pháp lư, thời gian ở tập viện phải được thực hiện tại một cơ sở được chỉ định chính thức cho mục đích ấy. Bề trên tổng quyền, với sự đồng ư của hội đồng, thiết lập tập viện bằng văn thư và quyết định tập viện sẽ đặt tại nhà nào. Người có thể dời tập viện đó đến chỗ khác, hoặc tạm thời hoặc vĩnh viễn; Người cũng có quyền đóng cửa tập viện ấy phù hợp với các khoản của Giáo luật và luật riêng của Hội ḍng.
512.4 * Tập kỳ bắt đầu ngày các tập sinh được chính thức nhận vào cộng đoàn trong một nghi thức riêng và đơn giản. Tập kỳ kéo dài tối thiểu mười hai tháng, nhưng không quá hai năm. Bề trên tỉnh và hội đồng ấn định thời gian tập viện được nhập vào chương tŕnh đào tạo, và sẽ kéo dài bao lâu. Quyết định này phải được sự chấp thuận của bề trên tổng quyền với sự đồng ư của hội đồng.
512.5 Vị giám tập điều khiển dưới quyền của vị bề trên giám tỉnh. Vị giám tập cũng có thể nhờ sự trợ giúp của những cộng tác viên có đủ khả năng và có kinh nghiệm. Nếu cần thiết vị bề trên giám tỉnh với sự đồng ư của hội đồng, chỉ định một hoặc nhiều vị phụ tá giám tập.
512.6 * Các tập sinh có thể trải qua một thời gian ở ngoài tập viện để thực hiện những công tác riêng biệt của Hội ḍng. Tuy nhiên những thời gian đó cần được bù lại trong tập viện để bảo đảm đủ thời gian 12 tháng theo Giáo luật qui định.
512.7 * Nếu v́ lư do sức khỏe hay v́ những lư do nào khác một tập sinh gián đoạn năm tập theo Giáo luật trong một thời gian trên mười lăm ngày nhưng chưa quá ba tháng, th́ có thể bổ túc thời gian cho đủ mười hai tháng. Nhưng nếu sự vắng mặt khỏi tập viện lâu quá ba tháng dù có liên tục hay không - th́ sự vắng mặt này làm cho tập kỳ mất giá trị.
512.8 Trên nguyên tắc, tập viện của Hội ḍng chúng ta được tổ chức chung cho cả tu huynh và giáo sĩ. Ở nơi nào thời gian tập viện dài hai năm th́ năm theo giáo luật phải được tổ chức chung với nhau. Tuy nhiên, nếu khó thực hiện th́ tổ chức riêng. Điều này do bề trên giám tỉnh với sự đồng ư của hội đồng tỉnh ḍng quyết định; hoặc nếu điều này liên hệ đến nhiều tỉnh ḍng khác, th́ do bề trên tổng quyền cùng với hội đồng quyết định sau khi tham khảo ư kiến của các vị bề trên giám tỉnh liên hệ và của các hội đồng các tỉnh ḍng ấy, cũng như các ban phụ trách việc giáo dục và đào tạo.
512.9. Nếu các tập viện được tổ chức riêng cho giáo sĩ và cho tu huynh th́ thời gian tập viện của các giáo sĩ cũng có giá trị pháp lư cho người này về sau muốn trở thành tu huynh, và trường hợp ngược lại cũng có giá trị pháp lư như thế.
513 Những năm khấn tạm là thời gian để đẩy mạnh sự phát triển về đời sống tâm linh. Những năm đó chuẩn bị cho các anh em tu sĩ có khả năng đáp trả tốt hơn những đ̣i hỏi của Thiên Chúa đối với họ qua các lời khuyên Phúc Âm. Đồng thời cũng giúp họ có một nhận định rơ ràng hơn về các lănh vực hoạt động được mở ra cho họ trong Hội ḍng. Trong thời gian này mỗi anh em cần phải kiên vững xác tín rằng: bản thân sẽ được triển nở tốt đẹp ngay trong ḷng ơn gọi tu sĩ truyền giáo của ḿnh. Như thế, ḷng tự tin và thế quân b́nh, các năng khiếu để sống và làm việc trong cộng đoàn, đức tin sống động và sự sẵn sàng cho sứ mạng, tất cả những điều này cần phải được tiếp tục tăng trưởng trong suốt những năm này.
513.1 Trước khi khấn lần đầu, các tập sinh tĩnh tâm ít nhất là năm ngày trọn; điều này cũng phải được tuân giữ trước mỗi lần khấn lại và trước khi khấn vĩnh viễn. 513.2 Trước mỗi lần nhận cho khấn, phải tham khảo các nhận xét đă thực hiện trước đây trong Hội ḍng về ứng sinh. Những anh em nào đă biết ứng sinh cũng phải cho biết những nhận xét của ḿnh. Nếu có điều ǵ nghi ngờ, cũng cần phải nghe ư kiến của bản thân ứng sinh trước khi đi đến một quyết định. Đơn xin khấn sẽ được gửi lên bề trên giám tỉnh, kèm theo những nhận xét nói trên đây cùng với ư kiến của bề trên địa phương và của hội đồng với kết quả của cuộc bỏ phiếu kín. 513.3 Bởi việc chấp nhận cho một người khấn có những liên lụy rất quan trọng, cho nên những cuộc bàn luận trước khi quyết định cho khấn cần phải có cầu nguyện, phải được tiến hành trong sự tôn trọng và hiểu biết cảm thông, trung thực và thiện ư. Cần phải làm tất cả để có được một phán quyết khách quan hơn.
513.4 * Bề trên giám tỉnh với sự đồng ư của hội đồng và phù hợp với các qui tắc của Giáo luật chấp thuận cho khấn tạm. Cũng cần phải có sự thỏa thuận của hội đồng tỉnh ḍng để chấp nhận trao ban các thừa tác vụ.
513.5 * Những anh em khấn tạm lặp lại lời khấn hàng năm. Tuy nhiên, các anh em đi thực tập chương tŕnh xuyên văn hóa tại một quốc gia khác nên khấn tạm trong ṿng hai hay ba năm, tùy theo khoảng thời gian người đó dự định ở ngoài tỉnh ḍng gởi đi.
Thời gian khấn tạm không ít hơn ba năm và không nhiều hơn sáu năm (x. GL 655). Nếu xét thấy thích đáng, bề trên tổng quyền, với sự đồng ư của hội đồng ngài, có thể kéo dài thời gian khấn tạm, nhưng không được quá chín năm (x. GL 657,2).
513.6 * Bề trên tỉnh ḍng có thể cho phép tuyên khấn lần đầu mười lăm ngày trước hạn định (GL 649.2), và bề trên tổng quyền có thể cho phép khấn trọn trước hạn định tối đa ba tháng nếu có lư do chính đáng (GL. 657,3).
513.7 * Nếu có ai rời nhà ḍng một cách hợp pháp sau khi đă hoàn tất thời gian ở tập viện hoặc sau khi đă tuyên khấn tạm, người đó có thể được bề trên tổng quyền với sự đồng ư của hội đồng người cho vào Hội ḍng trở lại mà không phải vào tập viện. Trong trường hợp này bề trên tổng quyền sẽ ấn định thời gian tối thiểu trước khi được khấn tạm, và bề trên tổng quyền cũng sẽ quyết định về thời gian tối thiểu trước khi cho phép được khấn trọn (GL. 690,1).
513.8 Các lời khấn đều do bề trên tổng quyền chấp nhận. Tuy nhiên bề trên giám tỉnh do chức vụ của Người cũng được phép nhận các lời khấn; và ngài cũng có thể ủy quyền cho các vị khác. Nếu quên mà không có sự ủy quyền, vị bề trên nhà, nơi tổ chức lễ tuyên khấn, được mặc nhiên ủy quyền để nhận các lời khấn.
513.9 * Công thức sau đây sẽ được sử dụng cho việc tuyên khấn trong Hội ḍng của chúng ta :
514 Thời gian chuẩn bị ngay trước khi khấn trọn được đặt dưới sự hướng dẫn tâm linh đặc biệt. Giữ đều đặn và đúng giờ giấc hơn trong việc nguyện gẫm, cầu nguyện, đọc Thánh Kinh và tham dự Thánh lễ trong thời gian này, để người anh em được kiên vững trong việc đáp lại sự mời gọi của Chúa. Như thế các anh em sẽ có đủ khả năng lấy quyết định tối hậu để tận hiến trọn đời cho Ngôi Lời trong Hội ḍng chúng ta và để nối tiếp thừa tác vụ cứu độ của Người.
514.1 Các anh em tu sĩ sẽ trải qua thời gian chuẩn bị khấn trọn đời tại một nhà của Hội ḍng, nơi bảo đảm có được một sự chuẩn bị thật chu đáo. Thời gian chuẩn bị cho việc khấn trọn đời kéo dài từ 6 đến 12 tháng. Bề trên giám tỉnh với sự đồng ư của hội đồng người sẽ quyết định thời gian chính xác và chỉ định một vị linh hướng phụ trách.
514.2 * Chính bề trên tổng quyền sẽ chấp nhận cho các thành viên được khấn trọn đời và được lănh các chức thánh theo qui định của giáo luật và với sự đồng ư của hội đồng người.
515 Các tu huynh được gọi để thi hành công việc truyền giáo của Giáo hội, công việc đă được trao phó cho mọi tín hữu, do bởi bí tích Thánh tẩy và bí tích Thêm sức trong tính chất triệt để của đời tu. Xuyên qua những công việc phục vụ khác nhau và làm chứng tá cho Phúc Âm, các tu huynh dự phần vào sứ mạng của Chúa Kitô là đổi mới trần gian. Các tu huynh được huấn luyện trong các hoạt động nghề nghiệp, xă hội và mục vụ càng tốt bao nhiêu th́ các tu huynh này lại càng có khả năng chu toàn ơn gọi của ḿnh tốt hơn bấy nhiêu.
515.1 Các tu huynh phải được đào tạo thích hợp với các tài năng và năng khiếu của họ cũng như với các trách vụ truyền giáo của Hội ḍng. Chương tŕnh học của họ cần nhấn mạnh chiều kích truyền giáo một cách kỹ càng và cung cấp cho họ một nền giáo dục căn bản trong các môn khoa học nhân văn và xă hội. Trong mức độ hội đủ các điều kiện tất yếu, họ có thể được đào tạo chuyên nghiệp, hay theo học ở các cấp cao hơn.
515.2 Ngoài việc đào tạo chuyên nghiệp, c̣n phải cung cấp thêm cho các tu huynh một chương tŕnh giáo dục về thần học và truyền giáo học căn bản thích hợp, để giúp họ đào sâu ơn gọi của ḿnh và có đủ khả năng làm việc trong các lănh vực huấn giáo và mục vụ.
515.3 Ở từng cấp trong quá tŕnh đào tạo, các tu huynh dành một phần thời gian của họ cho một hoạt động xă hội và tông đồ. Trong thời gian đào tạo, tu huynh được khuyến khích đi truyền giáo ngắn hạn và sống trong môi trường có thể cho họ kinh nghiệm giao lưu văn hóa.
516 Học triết học và thần học nằm trong chương tŕnh huấn luyện để lănh nhận chức linh mục. Hai ngành học này nhằm cung cấp một sự hiểu biết vững chắc hơn về con người và xă hội. Đồng thời cũng giúp đào sâu sự hiệp thông của chúng ta vào mầu nhiệm Chúa Ki-tô. Mầu nhiệm này luôn được tiếp tục thông truyền trong Giáo hội và thừa tác vụ linh mục được hướng về mầu nhiệm đó một cách đặc biệt.
516.1 Chương tŕnh học vấn cho các chủng sinh của chúng ta cần làm nổi bật chiều kích truyền giáo và nhấn mạnh giá trị sự đa dạng của xă hội, văn hóa và tôn giáo để phục vụ loan báo rao giảng Phúc Âm. Việc giảng dạy cần đạt được phẩm chất cao và phù hợp với các qui tắc của Giáo luật và luật riêng của Hội ḍng chúng ta.
516.2 Ở mỗi giai đoạn đào tạo các chủng sinh cần phải dành một phần thời gian của ḿnh để hoạt động tông đồ. Sở dĩ như thế v́ giữa đời sống và việc học hành, giữa cầu nguyện và việc tông đồ có một sự hiệp nhất hữu cơ. Để các hoạt động này thành công tốt đẹp, chúng cần được hoạch định cách đúng đắn, được giám sát khi đem ra thực hành cụ thể và được đánh giá khi hoàn tất. Việc hoạch định và việc thực hiện chương tŕnh có thể được trao phó cho một vị điều khiển có đủ tư cách.
516.3 Các chủng sinh cần có được cơ hội để thực hành những nghề thực dụng. Như thế họ sẽ học biết đánh giá công việc lao động chân tay, đồng thời để đóng góp phần riêng của ḿnh vào việc làm giảm bớt các chi phí đào tạo họ.
516.4 Dành một thời gian để hoạt động tông đồ có hướng dẫn (năm thực tập) là việc rất được khuyến khích (đối với các chủng sinh). Khi nhận xét thấy có thể và thuận tiện, thời gian thực tập này có thể được thực hiện với nhiều lợi ích tại một quốc gia khác hoặc một nền văn hóa khác. Làm như thế, các chủng sinh có thể củng cố ơn gọi của ḿnh, thử nghiệm các năng khiếu của ḿnh và làm quen với những công việc của họ trong tương lai.
516.5 Bởi v́ Hội ḍng chúng ta có tính cách quốc tế, cho nên một số chủng sinh có thể được cho phép đi học thần học tại một quốc gia khác, với một sự giới hạn và những trường hợp đặc biệt. Tuy nhiên, không nên gởi các anh em đi các nước khác, nhất là thuộc một nền văn hóa khác để thử thách một ơn gọi chưa chắc chắn.
516.6 * Để được giới thiệu lănh các chức thánh, anh em tu sĩ cần phải đă khấn trọn và phải có đủ tất cả các điều kiện bắt buộc theo Giáo luật và luật riêng của Hội ḍng. Bề trên Tỉnh ḍng sẽ cấp giấy giới thiệu.
517 V́ Hội ḍng phụ trách nhiều lănh vực hoạt động tông đồ khác nhau, cho nên cần có một số anh em tu sĩ trong ḍng được đào tạo biết chuyên môn. Để biện minh cho những tốn kém về thời giờ và tiền bạc theo học các ngành chuyên biệt, việc quyết định không thể tùy thuộc vào quyền lợi cá nhân, nhưng c̣n phải tùy vào các mục tiêu và nhu cầu của Hội ḍng. Việc lựa chọn các anh em tu sĩ cũng phải tùy thuộc vào trí tuệ và đạo đức của họ.
517.1 Ngoại trừ những lư do nghiêm trọng, các anh em phải dành ít nhất một năm để hoạt động mục vụ hoặc thực tập trước khi bắt đầu vào học ngành chuyên môn.
517.2 Nếu có thể và thuận tiện, vấn đề học chuyên môn nên được thực hiện tại quốc gia nơi mà người anh em đang làm việc hay sẽ đến làm việc.
517.3 Việc cử một anh em đi học cao hơn do bề trên tỉnh ḍng và hội đồng ngài quyết định. Đơn xin đi học phải được xem xét dựa trên nền tảng tuyên ngôn đường hướng của Hiến pháp và sự chỉ đạo của hội đồng tổng quyền.
517.4 Trước khi chấp thuận đơn xin được đi học ở cấp cao hơn, cần phải lập một bản kế hoạch chi tiết với sự tham khảo những người có liên hệ.
517.5 Trong thời gian học chuyên môn, anh em tu sĩ phải sống trong một nhà thuộc Hội ḍng. Nếu điều này không thể thực hiện được, hoặc trong trường hợp có những lư do chính đáng, th́ người anh em đó có thể sống trong một cộng đoàn linh mục hoặc tu sĩ khác, nhưng người anh em đó cần duy tŕ quan hệ mật thiết với một cộng đoàn của Hội ḍng.
517.6 Trong thời gian đi học tại một tỉnh ḍng khác, học viên trực thuộc quyền của vị đại diện bề trên, hay nếu không có vị này th́ thuộc quyền của vị giám tỉnh của tỉnh ḍng mà học viên đó đang lưu trú trừ khi hai vị bề trên liên quan có những thỏa thuận khác. Mặc dù ngướ chịu trách nhiệm đối với học viên là vị đại diện bề trên, nhưng vị giám tỉnh có học viên đi học nên thường xuyên giữ liên lạc với học viên của ḿnh, cho họ biết những tiến tŕnh của tỉnh ḍng, giám sát quá tŕnh học tập, việc chi tiêu và tất cả những ǵ liên quan đến đời sống của họ như những sinh viên.
518 Thời kỳ hướng dẫn bước đầu cho một nhà truyền giáo mới trong công việc của họ là một thời gian rất quan trọng và đầy khó khăn, v́ biến cố này sẽ có ảnh hưởng rất lớn cho tương lai của người này. Cho nên các nhà truyền giáo mới lẫn vị bề trên đều có trách nhiệm trong sự thành công của giai đoạn này.
518.1 Nhà truyền giáo có quyền được hướng dẫn một cách thích đáng, về ngôn ngữ, văn hóa, cũng như về t́nh h́nh Giáo hội và mục vụ tại địa phương, v́ đây là điều kiện tiên quyết cho công cuộc truyền giáo được kết quả mỹ măn. Vị bề trên tỉnh ḍng, nơi mà người anh em này được chỉ định tới làm việc, có trách nhiệm hoạch định và thi hành toàn bộ chương tŕnh hướng dẫn bước đầu này.
518.2 Ở đâu có thể và thích hợp, Hội ḍng sẽ cộng tác với các Hội ḍng khác để đặt ra một chương tŕnh chi tiết và nhà truyền giáo mới này có bổn phận phải theo học.
518.3 Không một nhà truyền giáo mới nào được chỉ định thi hành công tác mục vụ ở một địa điểm hẻo lánh, nhưng người anh em này cần được một người anh em tu sĩ rành việc hơn hướng dẫn cách làm việc trong thời gian khoảng ba năm.
519 Tập kỳ thứ ba (tertiate) sẽ là một thời gian để suy nghĩ nhằm đào sâu đời sống tu sĩ của cá nhân, ơn gọi truyền giáo và hoàn thiện việc đào tạo của cá nhân. Thời gian này nhằm giúp cho những người tham dự biết được những phương pháp mục vụ mới cũng như những trào lưu thần học và linh đạo ngày nay. Thời gian này củng cố tinh thần gia đ́nh của cộng đoàn có đặc tính quốc tế của chúng ta và đồng thời cũng là thời gian nghỉ ngơi.
519.1 Cơ hội thuận tiện cho việc tu nghiệp và giáo dục liên tục trong tập kỳ thứ ba dành cho những hội viên đă khấn trọn từ mười đến mười lăm năm.
519.2 Đơn xin tham dự tập kỳ thứ ba được gửi đến bề trên giám tỉnh, là người có trách nhiệm lượng định về lợi ích cho đương sự và những nhu cầu của tỉnh ḍng. Bề trên giám tỉnh chuyển đơn xin cùng với nhận xét riêng của ḿnh và của hội đồng tỉnh ḍng lên bề trên tổng quyền. Nếu có những lư do chính đáng để theo một khóa thực tập khác có giá trị tương đương th́ cũng có thể làm việc đó.
520 Những sự thay đổi trong thế giới, trong Giáo hội, trong khoa học và trong thần học cũng như sự biến đổi của bản thân trong các giai đoạn khác nhau của đời ḿnh đ̣i hỏi mỗi anh em tu sĩ cũng như mỗi cộng đoàn phải liên tục học hỏi để trau dồi nghề nghiệp và tiếp tục hoàn thiện suốt cuộc đời.
520.1 Mỗi anh em tu sĩ cũng như cả cộng đoàn đều có trách nhiệm về việc đào tạo trường kỳ của ḿnh. Tuy nhiên các vị bề trên là người phải quan tâm trước nhất đến việc này, ví dụ bằng cách cung cấp các báo chí, sách vở thích hợp và thông tin về các khóa học hữu ích.
520.2 Các vị bề trên có trách nhiệm tạo cho các anh em tu sĩ, nhất là những người trong năm năm đầu sau khi khấn trọn có được những cơ hội để trao đổi kinh nghiệm và đào tạo xa hơn.
520.3 Các anh em tu sĩ sống trong cùng một địa hạt hoặc cùng một nhà th́ phải gặp gỡ nhau ít là bốn lần mỗi năm để trao đổi, thảo luận về đời tu, công việc mục vụ và thần học. Thời điểm và các đề tài phải được thông báo trước cho mọi người có đủ thời giờ chuẩn bị cho đầy đủ.
520.4 Nên tạo cơ hội và điều kiện cho các vị truyền giáo đang trong thời gian nghỉ phép được tham dự các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ.
520.5 Các bề trên và các giới chức khác nên theo các khóa học giúp cho các ngài chu toàn chức vụ của ḿnh.
III - Các vị giám đốc đào tạo và giáo dục.
521 Các tu sĩ phụ trách công việc đào tạo và giáo dục phải ư thức vai tṛ của ḿnh là đưa dẫn đến cùng Chúa Kitô những người đă được trao phó cho ḿnh. V́ thế các vị này phải đối xử với họ trong sự kính trọng phẩm giá và trách nhiệm cá nhân khi đ̣i hỏi cùng giúp đỡ họ thăng tiến và phát triển. Ban nhân viên như thế phải là những người có tính nết thật quân b́nh và có ư thức kiên quyết với mục tiêu phải đạt tới, trung thành với Giáo hội và Hội ḍng và với tinh thần truyền giáo. Họ phải biết để ư đến những gợi hứng của Thánh Thần và có khả năng chia sẻ kinh nghiệm đức tin nhằm mưu ích lợi cho người khác. Lời nói của họ càng phù hợp với hành động của ḿnh bao nhiêu th́ ảnh hưởng của họ càng lớn hơn bấy nhiêu.
521.1 Các nhân viên đào tạo phải được đào tạo chuyên môn tương ứng với công việc của ḿnh và họ cần liên tục trau dồi chuyên môn của ḿnh.
521.2 Bởi v́ việc đào tạo chỉ có thể thực hiện được trong bầu khí tin tưởng lẫn nhau, cho nên những người trong ban đào tạo cần phải biết quư trọng ḷng tín nhiệm người ta đặt nơi họ bằng cách hoàn toàn giữ kín những điều người khác nói với họ trong sự bảo mật.
521.3 Trong mức độ có thể nên tạo cơ hội cho những vị có trách nhiệm đào tạo các nhà truyền giáo tương lai có kinh nghiệm về thực trạng của việc truyền giáo.
522 Công cuộc đào tạo có thành công hay không, tùy thuộc vào sự hợp tác đầy tín nhiệm và ư thức về mục đích phải đạt tới giữa những người có liên hệ. Như thế các người đào tạo cần phải cùng với nhau và với những người được trao phó cho họ tạo thành một cộng đoàn được liên kết thật chặt chẽ. Các người trẻ cũng phải góp phần chủ yếu vào việc đào tạo bản thân bằng cách giúp đỡ nhau, bằng lời nói và các cách cư xử của ḿnh, đạt tới mục tiêu đă ấn định.
522.1 Vị thư kư đặc trách giáo dục và đào tạo có những trách nhiệm sau đây (x. HP 620.1): · Góp ư với hội đồng tổng quyền trong các vấn đề giáo dục và đào tạo. · Áp dụng thực thi các chương tŕnh khác nhau về giáo dục, và thăng tiến ơn gọi phù hợp với các mục tiêu của Hội ḍng. · Điều hợp công việc đào tạo của Hội ḍng và thông tin về vấn đề này. · Sắp xếp cho đủ số anh em tu sĩ phụ trách công việc giáo dục và đào tạo. · Chuẩn bị việc huấn luyện chuyên môn cho các giáo sư của các tập viện, các học viện triết và thần, và các đại học.
522.2 Bởi v́ các điều kiện và các yêu cầu về giáo dục và đào tạo trong Hội ḍng chúng ta rất khác nhau từ quốc gia này sang quốc gia khác, cho nên việc áp dụng cụ thể hiến pháp về vấn đề này cần được giải quyết, trong mức độ có thể, ở cấp tỉnh ḍng, liên tỉnh ḍng và quốc gia. Để thực thi điều này cần phải thiết lập một ủy ban cấp tỉnh ḍng, hoặc liên tỉnh ḍng; ủy ban này ở dưới quyền trực tiếp của bề trên hay các bề trên tỉnh ḍng và thường xuyên liên lạc với vị thư kư đặc trách giáo dục và đào tạo bên cạnh tổng quyền. Trong phạm vi trách nhiệm chuyên môn, ủy ban này giám sát các chương tŕnh giáo dục, đào tạo và tu nghiệp ở các cấp. Các qui chế của ủy ban liên tỉnh ḍng cần được bề trên tổng quyền và hội đồng phê chuẩn.
522.3 Một vị giám đốc cho một tỉnh ḍng hay chung cho nhiều tỉnh ḍng, sẽ được chỉ định để phụ trách việc tuyển sinh, giáo dục và đào tạo các tu huynh. Vị giám đốc này sẽ hoạch định và thi hành một chương tŕnh đào tạo thích hợp và chịu trách nhiệm với bề trên giám tỉnh và hội đồng.
522.4 Trong khuôn khổ của một kế hoạch tổng hợp của nhiều ban ngành, bề trên địa phương để cho mỗi viên chức chịu trách nhiệm trong địa hạt riêng của ḿnh. Các vị giám đốc các khu vực cần báo cáo cho bề trên địa phương về các hoạt động của ḿnh một cách thích hợp. Tuy nhiên, các vị này không được quyền quyết định những việc quan trọng trước khi tham khảo ư kiến bề trên địa phương và được ngài chấp thuận bởi v́ chính vị bề trên này là người chịu trách nhiệm cuối cùng trong việc điều khiển nhà và ǵn giữ cho các hoạt động được tiến hành tốt. Ở nơi nào mà vị bề trên địa phương không chịu trách nhiệm về các vấn đề học đường, th́ bề trên tỉnh ḍng và hội đồng phải chăm lo điều hành nhà trường đúng theo các qui định của quốc gia sở tại và các mục tiêu của Hội ḍng.
522.5 Trừ khi các qui chế qui định cách khác, chính các giáo sư bầu chọn vị giám học trong các kinh viện của chúng ta. Trong các nhà đào tạo và các trường học khác, th́ vị giám học sẽ do bề trên tỉnh ḍng chỉ định, với sự đồng ư của hội đồng. Giám học sắp xếp chương tŕnh giáo dục với sự cộng tác của ban giáo sư, giám sát việc giảng dạy và phải chắc chắn là việc giảng dạy này phù hợp với các qui định của nhà nước và các mục tiêu của Hội ḍng. Ngoài ra vị giám học c̣n phải tạo điều kiện dễ dàng cho các giảng viên cộng tác tích cực nhất là tổ chức các cuộc họp phân khoa thường xuyên. Vị giám học cũng c̣n phải chăm lo cho mỗi giáo sư được hưởng những thời kỳ nghỉ dưỡng sức để chuyên chăm nghiên cứu và bồi dưỡng nghiệp vụ.
522.6 Các anh em tu sĩ phụ trách giáo dục và đào tạo cần phải dốc toàn tâm toàn lực vào nhiệm vụ hết sức quan trọng này và tiếp tục trau dồi thêm chuyên môn của ḿnh. Không nên giao phó cho các người này những công việc gây trở ngại cho nhiệm vụ đă giao phó và họ cũng không nên nhận.
522.7 Vị bề trên có thẩm quyền, sau khi đă tham khảo ư kiến của hội đồng sẽ ấn định tuổi hồi hưu nếu chưa có qui chế của học viện hoặc luật của nhà nước đă ấn định. Bề trên có thẩm quyền, trong trường hợp này, là vị đă bổ nhiệm người anh em vào chức vụ đó. Khi quyết định (cho về hưu) vị bề trên này phải xét đến lợi ích của đương sự và của cộng đoàn liên hệ.
522.8 Các vị giám luật phải đào tạo các sinh viên và các ứng sinh trong tinh thần tu tŕ và truyền giáo. Các vị sẽ phải theo sát họ trong việc huấn luyện một cách thích hợp với tuổi tác của họ và phù hợp với giai đoạn phát triển của họ tuân theo các nguyên tắc huấn luyện đă được thử thách. Trong việc này, sự cộng tác tích cực của các bậc cha mẹ là điều rất cần thiết.
522.9 * Vị giám tập phụ trách việc linh hướng cho các tập sinh và hướng dẫn họ vào đời sống của Hội ḍng. Đúng theo như luật định, vị giám tập này phải đă khấn trọn ít nhất là năm năm, ngoài ra c̣n thông thạo các nguyên tắc và các h́nh thái của đời sống tu tŕ, biết linh đạo của Hội ḍng và ư thức các vấn đề của thời đại ngày nay.
522.10 Các vị giám luật của những người đang được đào tạo nâng đỡ họ bằng những lời khuyên bảo và cùng đồng hành với họ trên đường đến đích điểm ơn gọi. Các vị này cần tỏ ra cảm thông với những ư kiến, những thắc mắc cũng như những vấn đề của các anh em trẻ này và làm tăng thêm trongï ḷng họ sự mến chuộng ơn gọi và tinh thần trách nhiệm đối với Giáo hội cũng như đối với Hội ḍng.
522.11 Các vị bề trên có bổn phận phải liệu cho có những vị linh hướng sành sỏi. Mặt khác, tất cả các tu sĩ nên gặp gỡ đều đặn với các vị linh hướng để có thể phát triển ơn gọi của ḿnh cách hài ḥa.
523 Tất cả mọi người nên ư thức rằng cuộc đời cũng như ơn gọi của chúng ta cần được phát triển và trưởng thành luôn. Không bao giờ chúng ta đạt tới mục tiêu, nhưng luôn ở trên đường đi tới. Đôi khi chúng ta nản ḷng v́ thất vọng và bối rối bởi hoài nghi. Tuy nhiên chúng ta luôn xác tín một cách sâu sắc rằng Thiên Chúa là Đấng luôn luôn trung thành. Với ư thức Người luôn hiện diện, như Người đă hứa, nơi những người hợp nhất với nhau nhân danh Người và đặt niềm tin tưởng nơi sức mạnh của Người luôn được biểu lộ nơi sự yếu đuối của chúng ta, chúng ta cố gắng cùng nhau đạt tới mục tiêu là : nhờ sự hiệp nhất trong đức tin và sự nhận biết Con Thiên Chúa, chúng ta đạt tới con người trưởng thành và tầm vóc viên măn của Chúa Kitô (x. Ep 4,13). |
|