Phần II

SỐNG HIỆP THÔNG VỚI NGÔI LỜI

 

I - Theo Chúa Kitô trong các Lời Khuyên Phúc Âm.

 

201 Ngôi Lời nhập thể trong t́nh yêu cứu độ của Người là nguồn mạch và là gương mẫu sự thánh thiện tông đồ của chúng ta. Bằng các lời khấn đơn và công khai giữ đức khiết tịnh hiến dâng, giữ đức khó nghèo Phúc Âm và đức vâng phục tông đồ, chúng ta đáp lại lời mời gọi của Người và đi theo Người trên con đường những lời khuyên Phúc Âm. Nhờ những lời khuyên này, chúng ta kết hợp mật thiết hơn với Chúa, với các chi thể của Hội ḍng chúng ta và với Giáo hội. Những lời khấn này mang lại cho chúng ta một niềm vững tâm và một sự tự do để thi hành nhiệm vụ truyền giáo của chúng ta. Chính nhờ sự dâng hiến mới này mà sự thánh hiến lănh nhận trong bí tích Thánh tẩy được thăng tiến một cách đặc biệt qua cuộc sống tận hiến phục vụ truyền giáo.

 

1. Khiết Tịnh Hiến Dâng.

 

202 Trong đời sống độc thân, Chúa Giêsu đă dâng hiến trọn vẹn đời ḿnh cho Chúa Cha và cho mọi người. Người kêu gọi một số người sống bậc độc thân để liên kết họ mật thiết hơn với Người và để họ có thể cộng tác một cách đặc biệt vào công việc cứu độ của Người. Được Chúa Kitô mời gọi sống độc thân v́ Nước Trời là một hồng ân quí giá cho ta đáp lại lời mời gọi này, bằng lời cam kết sống khiết tịnh trong bậc độc thân.

 

203 Sống đời độc thân hiến dâng, cũng giống như bậc hôn nhân Kitô giáo, là một con đường yêu thương và cần được nuôi dưỡng bằng t́nh yêu. Sự hiến thân trọn vẹn cho Thiên Chúa và việc phục vụ cách vị tha cho nhân loại trong bậc độc thân kết hợp chúng ta với Chúa Kitô đau khổ và vinh quang và trở nên nguồn sống tâm linh phong phú. Trong một thế giới mà các quan hệ giữa người với người được đánh dấu bằng sự cô đơn, bằng những mưu mô lợi dụng và bóc lột, việc sống độc thân trong một cộng đoàn vừa là dấu hiệu báo trước vừa công bố t́nh huynh đệ đích thực của mọi người trong Nước Trời. Nh́n theo góc cạnh này sự độc thân không những là một bậc sống có thể thực hiện được, mà hơn nữa c̣n là một nếp sống phong phú không cản trở con người phát triển mà nói cho đúng hơn c̣n có thể đưa con người tới chỗ thành nhân mỹ măn.

 

204 Chúng ta sống đời độc thân trong một cộng đoàn. Điều này có nghĩa là chúng ta cố gắng xây dựng một cộng đoàn thật sự huynh đệ, trong đó mọi anh em tu sĩ cảm thấy thoải mái như sống trong gia đ́nh, nơi đó các tu sĩ có thể tạo được những mối thân thiết sâu sắc tự triển nở trong công việc cũng như việc phát triển các tài năng của ḿnh. Một cộng đoàn như thế giúp cho ta được trưởng thành hơn đồng thời cũng giúp cho ta sống tự nhiên hơn trong những quan hệ với người khác.

 

205 Cuộc sống khiết tịnh dâng hiến được coi như là một hồng ân Thiên Chúa ban cho chúng ta hơn là một của lễ mà chúng ta dâng hiến cho Người. Bởi đời sống này có quan hệ trực tiếp đến những khuynh hướng rất sâu kín của bản tính con người, cho nên chúng ta chỉ có thể sống trung thành được nếu biết tựa vào ân sủng của Chúa là Đấng không bao giờ bỏ rơi những kẻ Người đă chọn. T́nh yêu trong đời độc thân cần có thời gian để trưởng thành và chỉ nhờ vào những cố gắng suốt cả cuộc đời mới mong đạt đến sự triển nở hoàn toàn. Những ai nhận thấy cuộc chiến đấu quá khó khăn th́ nên t́m sự giúp đỡ nơi người có kinh nghiệm và đáng tin cậy, và kiên tŕ trong kinh nguyện, khiêm tốn đặt niềm tin cậy vào sự trung thành của Thiên Chúa.

 

205.1 Những người c̣n trong thời gian huấn luyện phải thấy những tấm gương sống đời độc thân cách vui tươi trong các cộng đoàn chúng ta. Các vị bề trên, đặc biệt là các vị đặc trách huấn luyện phải đặc biệt tŕnh bày cho những người trẻ về ư nghĩa và đời sống thực hành của sự khiết tịnh và giáo dục họ hiểu biết về tính dục con người cũng như nhân phẩm và phận vụ trong đời sống hôn nhân Kitô giáo. Điều quan trọng nhất là các vị hữu trách phải tạo điều kiện thuận lợi để nuôi dưỡng một sự trưởng thành t́nh cảm tốt hơn.

 

205.2 Các ứng viên được xét thấy thật sự không mấy thích hợp với đời sống độc thân hoặc là những người c̣n phân vân th́ không được chấp nhận cho tuyên khấn. Đời sống khiết tịnh hiến dâng đ̣i hỏi một sự quyết định tự do, quảng đại và minh bạch.

 

205.3 Đời sống khiết tịnh hiến dâng đ̣i hỏi phải có sự thận trọng và sự trưởng thành không những trong những quan hệ với những người khác mà c̣n cả trong khi lựa chọn những điều ḿnh đọc và xem : sách vở, phim ảnh, chương tŕnh Tivi. v.v... Trong tất cả những lănh vực này chúng ta cần lưu ư tới những phong tục và sự nhạy cảm của những người chúng ta cùng chung sống.

 

206 Đời sống độc thân dâng hiến chỉ có ư nghĩa khi bản thân chúng ta sống thân hữu mật thiết với Chúa Kitô, khi có một đức tin sống động, khi chúng ta chia sẻ huynh đệ trong đời sống cộng đoàn và khi chúng ta dấn thân vô vị lợi cho những trách vụ do ơn gọi đ̣i hỏi.

 

Với niềm tin tưởng chúng ta cầu xin Đức Maria, người mà qua lời xin vâng đă trở thành Mẹ Ngôi Lời Nhập Thể trong sự trinh khiết vẹn toàn, nguyện xin Mẹ giúp chúng ta sống trọn vẹn lời khấn của chúng ta ngày qua ngày trong sức mạnh và niềm vui của Thánh Thần.

 

2. Khó Nghèo Phúc Âm.

 

207 Chúa Giêsu đă trở nên nghèo để làm giàu cho chúng ta nhờ sự khó nghèo của Người (x.2Cr 8,9). Người đă được sai đến để rao giảng Tin Mừng cho người nghèo khó (x.Lc 4,18) và sống liên đới với họ. Người đ̣i hỏi những người cộng tác với Người phải từ bỏ tất cả và đi theo Người (x. Mc 10, 28-30). V́ thế, ơn gọi của chúng ta đ̣i hỏi chúng ta phải chia sẻ sự khó nghèo của Chúa Kitô. V́ Chúa và vương quốc Người, chúng ta dành tất cả những ǵ chúng ta có để phục vụ cho sứ mạng tông đồ trong công cuộc truyền giáo của chúng ta và cũng như Chúa Giêsu, chúng ta chọn sống nên một với người nghèo.

 

208 Cuộc sống khó nghèo của chúng ta sẽ đạt được một ư nghĩa và giá trị sâu xa nhất của nó khi cách sống này dẫn đưa chúng ta đến sự khó nghèo trong tinh thần. Điều này làm cho chúng ta biết chấp nhận sự tùy thuộc của chúng ta vào Thiên Chúa với tư cách là những thụ tạo của Người, chúng ta sẽ trở nên những người tự do trong nội tâm và không dính bén với những của cải và vinh dự trần thế, để sẵn sàng và cởi mở với Thiên Chúa và những người khác. Như thế chúng ta sẽ hưởng được niềm vui đă được hứa ban trong các mối phúc thật (x. Mt 5,3 ...).

 

209 Sống khó nghèo như Chúa Kitô đă sống, đ̣i hỏi chúng ta phải liên đới với những người nghèo và những người bị áp bức. Cùng với họ chúng ta phải dấn thân bênh vực các quyền lợi của họ và giúp cho họ thoát khỏi cảnh cùng cực.

 

209.1 Ở đâu hoàn cảnh đ̣i hỏi, các tu sĩ và các cộng đoàn của chúng ta được khuyến khích, sau khi đă cân nhắc kỹ trước mặt Thiên Chúa với sự tham khảo ư kiến của những người có kinh nghiệm, chia sẻ đời sống thực tế của những người nghèo nơi họ sinh sống.

 

209.2 Những nỗ lực chúng ta bỏ ra để có được các phương tiện vật chất cũng như cách sử dụng chúng cần thiết cho công cuộc tông đồ của chúng ta phải phù hợp với đ̣i hỏi của công b́nh theo tinh thần Phúc Âm và của tinh thần liên đới với người nghèo.

 

210 Sự nghèo khó của chúng ta có tính cách truyền giáo. Sự nghèo khó này đ̣i hỏi chúng ta phải biết quảng đại dành thời giờ, tài năng, công việc và của cải của cộng đoàn để phục vụ cho công cuộc truyền giáo của chúng ta. Trong hội ḍng chúng ta, việc sử dụng của cải vật chất được dùng để phục vụ Nước Trời.

 

210.1 Như anh em trong một gia đ́nh, chúng ta cùng chia sẻ của cải của chúng ta với các cộng đoàn và các anh em đang cần hơn.

 

211 Bởi là một cộng đoàn truyền giáo khấn hứa sống khó nghèo, chúng ta có trách nhiệm phải làm chứng điều đó trên b́nh diện cá nhân và cộng đoàn. Bằng một nếp sống giản dị các anh em tu sĩ sẽ khiến người ta phải đặt lại vấn đề năo trạng của xă hội tiêu thụ.

 

212 Mục đích tông đồ và tính cách cộng đoàn của sự khó nghèo đ̣i hỏi chúng ta phải đắn đo suy xét sử dụng và quản lư tất cả những của cải vật chất được giao phó cho chúng ta. Trách nhiệm này là phận sự của tất cả và mọi người, của cộng đoàn và của bề trên.

 

212.1 Trong các nhà, tất cả các ngân khoản đều phải được ghi chép rơ ràng vào sổ sách kế toán và thường được giữ tại một quỹ trung ương.

 

212.2 Thể theo lời khấn khó nghèo, những anh em sống một ḿnh phải theo lương tâm ghi chép kỹ lưỡng sổ chi thu, tiền của Hội ḍng một sổ riêng, tiền của Trung tâm truyền giáo một sổ riêng và phải báo cáo theo thời hạn quy định về công việc quản lư của ḿnh.

 

212.3 Khi ban các phép rộng cho những anh em trong ḍng, các vị bề trên không cần phải ban đồng đều cho mọi người nhưng đúng hơn phải quan tâm tới hoàn cảnh riêng biệt của mỗi người. Phải nhớ rằng phép rộng bề trên ban không chước miễn cho chúng ta có trách nhiệm phải sống nghèo khó trong tinh thần và trong thực tế.

 

212.4 Không vị bề trên nào có thể cho phép anh em trong ḍng tự tiện sử dụng tiền bạc mà không phải báo cáo. Anh em trong ḍng có thể được cho phép giữ một số tiền để mua sắm cho ḿnh những điều cần dùng nhỏ mọn tuỳ theo quy luật địa phương, nhưng không được phép để dành số tiền đó tích lũy ngày càng nhiều thêm.

 

212.5 Các anh em được thuyên chuyển từ nhà này sang nhà khác hoặc đổi địa điểm truyền giáo được phép mang theo với ḿnh tất cả những đồ đạc vật dụng cá nhân ḿnh có tùy theo tập tục hiện hành.

 

212.6 Để giúp nâng cao tinh thần trách nhiệm của các tu sĩ, vị bề trên hoặc vị quản lư theo yêu cầu của bề trên thỉnh thoảng báo cáo một cách tổng quát về t́nh h́nh tài chánh của cộng đoàn cho anh em trong ḍng được biết. Các anh em trong ḍng phải khá cẩn mật đừng tiết lộ ra bên ngoài những thông tin này.

 

212.7 Mọi việc sử dụng không chính đáng và bất hợp lệ các ngân khoản giao cho chúng ta đều trái nghịch với lời khấn khó nghèo của chúng ta. Không được chi tiêu những món tiền quan trọng mà không tham khảo trước ư kiến của những người có đủ tư cách.

 

212.8 Sau đây là những điều lỗi nặng ngược lại với đức khó nghèo Phúc Âm:


a) Tự do mua sắm và sử dụng không đúng đồ vật.
b) Thiếu sự giản dị trong lối sống.
c) Lười biếng làm việc và phung phí thời giờ.
d) Biển thủ chiếm hoặc không chăm lo bảo quản tài sản của ḍng.
e) Thiếu sự cẩn trọng trong chi tiêu hoặc hoạch định dự án.
f) Sử dụng những phương pháp không thích hợp để kiếm hoặc sử dụng của cải.
g) Chểnh mảng, không báo cáo tài chánh và thiếu thành thật khi khai báo.
h) Xử sự hẹp lượng và keo kiệt trong việc xem xét đến những ước muốn có lư do chính đáng của anh em hoặc của cộng đoàn.
i) Thiếu công bằng xă hội và bác ái đối với những người giúp việc.
j) Không sẵn sàng chuyển nhượng của cải dư thừa cho các cộng đoàn túng thiếu, cho người nghèo khó hoặc cho các dự án truyền giáo.
k) Không sẵn ḷng chia sẻ của cải và tiền bạc đă được người khác cho một cách hợp pháp cho việc tiêu dùng chung.

 

213 Qua lời khấn khó nghèo chúng ta cam kết sống một cuộc sống giản dị và từ bỏ quyền tự do sử dụng của cải vật chất. Chúng ta vẫn c̣n quyền sở hữu đồ dùng tư riêng và khả năng, sở hữu hoặc thủ đắc những của cải khác, nhưng chúng ta không có quyền định đoạt về những của cải đó nếu không được bề trên cho phép.

 

213.1 Anh em tu sĩ vẫn giữ quyền sở hữu đối với những của cải mà người ấy có trước khi tuyên khấn và cũng được quyền sở hữu đối với những của cải sau đó do thừa kế hoặc di tặng (x. HP 711).

 

213.2 Tất cả những ǵ mà người anh em tu sĩ thủ đắc do công việc làm của họ hoặc với tư cách là thành viên của Hội ḍng, thuộc về tài sản của Hội ḍng. Điều này cũng áp dụng cho những khoản tiền trợ cấp hoặc tiền bảo hiểm v.v...

 

213.3 Những món quà tặng biếu riêng cho cá nhân tu sĩ và được người tu sĩ chấp nhận, cũng thuộc về Hội ḍng.

 

213.4 Những của biếu tặng cho một tu sĩ nhằm một mục đích được chỉ định rơ rệt, phải được sử dụng theo ư người cho càng sớm càng tốt. Trước khi nhận hoặc quyên góp tiền cho những dự án quan trọng, người tu sĩ phải được bề trên có thẩm quyền đồng ư trước. Điều này cũng áp dụng đối với những của được dâng cúng với những điều kiện bắt buộc quan trọng.

 

3. Vâng Phục Tông Đồ.

 

214 Chúa Giêsu đă đến không phải để làm theo ư riêng ḿnh nhưng để thực hiện ư của Cha Người (x. Ga 6,38). Được Thánh Thần t́nh yêu hướng dẫn, Người đă nhận ra và đă chu toàn ư Cha trong những trạng huống cụ thể của đời Người: tại gia đ́nh ở Nazareth, khi sống giữa các môn đệ như một người phục vụ (x. Lc 22,27) và khi chết trên thập giá (x. Pl 2,8). Người đă cứu độ thế gian bằng sự vâng phục. V́ thế, sự vâng phục trong t́nh yêu mến là nền tảng cho đời sống và phục vụ của mọi Kitô hữu.

 

215 Chúng ta được mời gọi theo Chúa trong sự vâng phục của Người. Trong tinh thần đức tin, chúng ta hiến dâng bản thân để phục vụ Thiên Chúa và nhân loại, và chúng ta gắn bó đời ḿnh với Hội ḍng Ngôi Lời, với lối sống cũng như với những dấn thân truyền giáo của Hội ḍng trong ḷng Giáo hội. Nhằm mục đích làm sáng danh Thiên Chúa và Vương quốc của Người, xuyên qua lời khấn vâng phục chúng ta cam kết thi hành những ǵ mà các vị bề trên của chúng ta truyền bảo theo hiến pháp của Hội ḍng. Trong những trường hợp ngoại lệ và v́ những lư do nghiêm trọng, vị bề trên có quyền ra một mệnh lệnh nhân danh lời khấn vâng phục một cách minh thị.

 

216 Trong một thế giới mà biết bao người t́m cách bắt người khác làm theo ư ḿnh, lời khấn vâng phục của chúng ta là dấu chỉ rằng nhân loại là một cộng đoàn gồm những người anh em tất cả đều tùng phục thánh ư Thiên Chúa.

 

217 Sự vâng phục của chúng ta phục vụ cho sự hiệp nhất và phối hợp các công sức của chúng ta. Nhờ sự vâng phục tất cả các nỗ lực của chúng ta được tập trung vào các mục tiêu truyền giáo của Hội ḍng. Để thực hiện được các mục tiêu ấy chúng ta phải sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu mà Hội ḍng sai chúng ta đến. Chúng ta tận tâm tận lực chu toàn công việc được giao phó, nhưng chúng ta cũng luôn sẵn sàng nhường chỗ lại cho người khác, ngay cả sau khi đă nhiều năm phục vụ.

 

218 Chúng ta t́m nhận biết và làm theo ư Thiên Chúa. Điều này có nghĩa là trên b́nh diện cá nhân cũng như cộng đoàn, chúng ta phải qua một tiến tŕnh nhận biết. Càng tích cực tham dự vào tiến tŕnh này, chúng ta càng hiểu rơ hơn, và mang lại cho ḷng vâng phục trọn ư nghĩa của nó. Tuy nhiên quyết định tối hậu thuộc về bề trên.

 

219 Cho dù có những cố gắng để sống ḥa hợp với nhau và cộng tác tốt đẹp cũng không tránh được sự xung khắc. Tinh thần trách nhiệm đôi khi đ̣i buộc chúng ta phải tŕnh bày một ư kiến trái ngược khác biệt lên bề trên với những lư do của nó. Điều này được thực hiện với sự kính trọng nhưng đồng thời cũng phải được tŕnh bày cách tự do và sáng suốt. Nếu sự quyết định của bề trên không thuyết phục được chúng ta th́ chúng ta nên nghĩ rằng có thể là chúng ta không nắm được tất cả những hoàn cảnh và những yếu tố để lượng định mà Người có được, và sự vâng phục của chúng ta là cần thiết để duy tŕ sự hiệp nhất. Những trạng huống như thế giúp cho chúng ta đi sâu vào trong mầu nhiệm của Chúa Kitô, Đấng đă nhờ những đau khổ mà học tập vâng phục (x. Dt 5,8).

 

219.1 Có thể có trường hợp là, một người anh em tu sĩ, sau khi đă cầu nguyện và suy xét kỹ về vấn đề, xác tín trong thâm tâm là ḿnh không thể vâng phục vị bề trên trực tiếp của ḿnh. Trong trường hợp này người anh em đó phải tŕnh bày với vị bề trên đó kết quả của sự suy nghĩ của ḿnh. Nếu sau khi cả hai bên đă thảo luận mà người anh em tu sĩ này vẫn c̣n nghĩ rằng ḿnh không thể chấp nhận quyết định của bề trên, th́ vấn đề này phải được đưa lên cho vị bề trên cấp cao hơn. Người anh em tu sĩ đó cần phải cầu nguyện để có thể sẵn sàng chấp nhận quyết định của bề trên cấp cao hơn ấy. Nếu tu sĩ này vẫn cảm thấy ḿnh không có khả năng chấp nhận quyết định của bề trên cấp cao, th́ đây quả là dấu người tu sĩ này không có ơn gọi ở trong Hội ḍng.

 

220 Càng trung thành tuân hành ba lời khuyên Phúc Âm, người tu sĩ càng thuộc trọn về Chúa và việc phục vụ Người. Chỉ có một t́nh yêu duy nhất được thể hiện qua ba lời khấn đó và thúc đẩy chúng ta đến một sự hiến dâng ngày càng trọn vẹn hơn. Bởi v́ chúng ta c̣n luôn trên đường đi cho nên t́nh yêu này không bao giờ ngừng hoạt động. Chúng ta đi theo Chúa và nhờ có Chúa luôn hiện diện làm cho đời ta thêm phong phú, chúng ta được thêm can đảm, bền chí và an vui trên con đường lữ hành của chúng ta. Chúng ta biết rằng chúng ta không cô đơn trong cuộc hành tŕnh, nhưng chúng ta có nhiều anh em tu sĩ cùng chí hướng đồng hành với chúng ta.

 

 

II - Đời sống cộng đoàn.

 

301 Thiên Chúa Ba Ngôi là nguồn gốc, là nguyên mẫu và là sự thành tựu của mọi cộng đoàn nhân loại. Nhờ bí tích Thánh tẩy, chúng ta được mời gọi đến chia sẻ sự sống thần linh trở nên phần tử của dân Thiên Chúa và môn đệ của Chúa Giêsu Kitô. Nhờ các lời khấn của chúng ta, chúng ta gia nhập vào một cộng đoàn được tham gia vào sứ mạng của Chúa Con và Chúa Thánh Thần mà Chúa Cha đă sai đến trần gian. Cộng đoàn này củng cố trong chúng ta mối dây hiệp nhất và như thế làm cho chúng ta có khả năng rao giảng sứ điệp cứu độ một cách hữu hiệu hơn. Với tư cách là những người anh em với nhau, chúng ta vun trồng những mối dây hiệp nhất này nhờ lời cầu nguyện, nhờ mối tương giao cá nhân và nhờ cùng chung hoạt động truyền giáo với nhau.

 

301.1 Cho dù ở nơi nào th́ người anh em tu sĩ vẫn là phần tử của một cộng đoàn nhất định, ở trong một nhà, hoặc là ở trong một địa hạt. Trong mọi trường hợp, người anh em đó phải góp phần xây dựng cộng đoàn của ḿnh.

 

301.2 Các cộng đoàn của chúng ta phải tạo được một bầu khí thích hợp giúp chúng ta lớn lên trong lư tưởng truyền giáo chung đă qui tụ chúng ta lại sống chung với nhau.

 

302 Trung tâm điểm của cuộc sống cộng đoàn chúng ta chính là Thánh Thể. Chúng ta ngày càng lớn lên trong kết hợp với Chúa Kitô một cách rất đặc biệt nhờ cử hành Thánh Thể, nơi đó chúng ta được thêm sức mạnh nhờ lắng nghe Lời Chúa và cùng nhau bẻ bánh tức thông hiệp vào thân thể Chúa Kitô (1Cr 10,16-18). Lúc hội họp quanh bàn tiệc Chúa, chúng ta hiệp nhất trong tinh thần với tất cả những anh em trong Hội ḍng và với tất cả những người mà chúng ta đang phục vụ.

 

303 Chính t́nh yêu thương huynh đệ chân thành, chứ không phải chỉ nguyên việc sống và làm việc chung với nhau mới thực sự hiệp nhất chúng ta nên một. Chúng ta cố gắng phát triển những mối tương giao thân hữu với nhau để mỗi người đều cảm thấy ḿnh được chấp nhận và thoải mái trong cộng đoàn. Chúng ta phải tỏ ra quan tâm đến cuộc sống cũng như công việc của từng người anh em chúng ta, và khuyến khích giúp đỡ phát triển đầy đủ con người và các tài năng của họ. Chúng ta chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, sự hy vọng, và các vấn đề của mỗi người. Hảo tâm và nhân hậu phải là đặc tính của Hội ḍng chúng ta. Chúng ta cố gắng sống lư tưởng huynh đệ của Phúc Âm mà chúng ta rao giảng cho người khác.

 

303.1 Một trong những sắc thái nổi bật của đời sống cộng đoàn của chúng ta là có các anh em tu sĩ thuộc nhiều chủng tộc và nhiều quốc gia khác nhau cùng sống và làm việc chung với nhau. Điều này trở thành một kinh nghiệm làm phong phú cho nhau với điều kiện là chúng ta phải tôn trọng quốc tịch và nền văn hóa của mỗi người anh em.

 

303.2 Ở đâu cộng đoàn gồm nhiều người có ngôn ngữ khác nhau, th́ phải dùng ngôn ngữ của địa phương, nhất là trong nhà nguyện, nhà cơm và trong giờ giải trí.

 

303.3 Các cuộc hội họp giữa các nhà và các địa hạt tạo thuận lợi đặc biệt cho đời sống cầu nguyện và t́nh yêu thương huynh đệ cũng như cho việc soạn thảo và nghiên cứu các dự án chung.

 

303.4 Trong niềm ư thức các ân sủng và những lợi ích cũng như với ḷng tri ân v́ những niềm vui mà chúng ta lănh nhận từ cộng đoàn, chúng ta phải luôn tỏ ḷng yêu quí Hội ḍng cũng như quan tâm ǵn giữ thanh danh của Hội ḍng, nhất là trước mặt những người ngoài.

 

303.5 Trong mức độ khả dĩ các tu sĩ trong Hội ḍng tránh không sống hoặc làm việc đơn độc, nhưng với một hoặc nhiều anh em cùng Hội ḍng. Các bề trên và các anh em trong Hội ḍng cần quan tâm đến thăm viếng những anh em nào v́ những lư do đặc biệt phải làm việc một ḿnh. Về phần những anh em này, cũng phải cố gắng duy tŕ liên lạc mật thiết với nhau với cộng đoàn trong tinh thần bác ái.

 

303.6 Chúng ta phải kiên nhẫn chịu đựng những yếu đuối của các anh em và những sự căng thẳng nảy sinh từ những khác biệt về tính t́nh, tuổi tác, quốc tịch và văn hóa. Chúng ta phải tránh ḷng ghen tị, sự ác cảm, sự bất ḥa và sự chỉ trích có ác ư và chúng ta cũng phải tránh những ǵ làm hại đến thanh danh của người anh em. Chúng ta giúp đỡ nhau bằng cách sửa lỗi cho nhau trong tinh thần huynh đệ (x. Mt 18,15). Nếu có điều bất ḥa nhanh chóng ḥa giải với nhau (x. Ep 4,26).

 

303.7 Để thông tri cho các anh em những tin tức về Hội ḍng và các tỉnh ḍng cũng như để phát triển tinh thần liên đới, các vị bề trên cần cho xuất bản đều đặn các tờ thông tin. Các tờ thông tin này cũng c̣n được gởi tới những anh em làm việc ngoài tỉnh ḍng gốc của họ.

 

303.8 * Để biểu hiện sự hiệp nhất và sự tận hiến của chúng ta trước mắt mọi người, chúng ta phải mặc tu phục theo các quy định của hội đồng Giám mục địa phương và phong tục chính đáng của xứ sở liên hệ (GL 284 và 699,2). Ngoài ra chúng ta cũng đeo huy hiệu riêng của Hội ḍng.

 

304 Mỗi anh em phải cố gắng làm việc ḥa hợp với những anh em khác trong các hoạt động đă được trao phó cho Hội ḍng, góp phần của ḿnh vào việc xây dựng Nhiệm Thể Chúa Kitô (x. Ep 4,11-12). Khi hoàn cảnh đ̣i hỏi, người anh em đó nên sẵn sàng từ bỏ các sở thích riêng để mưu cầu ích lợi cho việc chung.

 

305 Với tư cách linh hoạt viên của cộng đoàn, vị bề trên cần tạo thuận lợi cho tinh thần đồng đội và sự tín nhiệm lẫn nhau, tỏ ra quan tâm đến mỗi người. Ngài thúc đẩy tinh thần cộng tác, giúp điều hợp các hoạt động của các anh em trong ḍng, ngài phải luôn ư thức rằng, con người quan trọng hơn công việc người ấy làm.

 

305.1 Việc đàm đạo cá nhân, sự gặp gỡ riêng là cơ hội tốt để vị bề trên hiểu biết, đánh giá và hướng dẫn về tâm linh các anh em trong Hội ḍng. Vị bề trên nên đặt ḿnh sẵn sàng để anh em đến gặp gỡ đều đặn như được chỉ dẫn trong cuốn Thủ bản cho các bề trên.

 

305.2 Vị bề trên cần chú ư đặc biệt tới những anh em gặp khó khăn, những người đau yếu và những anh em lớn tuổi.

 

305.3 Vị bề trên không nên để một anh em tu sĩ làm việc trong những điều kiện có thể nguy hại đến lợi ích của người ấy.

 

306 Các bữa ăn chung với nhau là một dấu hiệu tỏ t́nh thân hữu và yêu thương, phát triển t́nh gắn bó với cộng đoàn. Cũng thế các cuộc họp giải trí chung và các cuộc gặp gỡ thân thiện cũng rất quan trọng để tôi luyện t́nh hiệp nhất trong cộng đoàn.

 

307 Chúng ta phải đánh giá cao kinh nghiệm của những anh em cao niên lớn tuổi, những lời cầu nguyện và những sự giúp đỡ của họ. Chúng ta tạo điều kiện để họ có thể luôn tiếp xúc với cộng đoàn, đồng thời chúng ta phải hết sức săn sóc và tỏ ra ân cần đối với họ. Những anh em phải vác thập giá của bệnh tật, đau khổ đóng góp phần rất đặc biệt cho cộng đoàn và cho công việc phục vụ tông đồ.

 

307.1 Chúng ta phải tập sống tuổi già một cách hài ḥa bằng cách lănh nhận các hoạt động thích hợp với tuổi tác và khả năng của chúng ta.

 

307.2 Mỗi tỉnh ḍng hoặc nhiều tỉnh ḍng hợp lại sẽ đề ra một chương tŕnh cho các anh em lớn tuổi và cho những anh em cần được săn sóc đặc biệt.

 

308 Dù sống riêng một ḿnh hoặc sống chung với những người khác chúng ta cũng cần phải có một sự tổ chức nào đó để đáp ứng những đ̣i hỏi của công việc tông đồ hay đời sống cộng đoàn của chúng ta. Như thế các thời gian làm việc, giải trí, thinh lặng và cầu nguyện phải được kết hợp hài ḥa với nhau.

 

308.1 Sau khi đă tham khảo ư kiến cộng đoàn, vị bề trên, với sự đồng ư của hội đồng ấn định một thời khóa biểu hằng ngày cho cộng đoàn. Nếu cần, thời khóa biểu này có thể được sửa đổi khác đi, cho một vài anh em tu sĩ hay các văn pḥng khác nhau.

 

308.2 Trong tinh thần cộng đoàn anh em tu sĩ cần phải được phép hoặc thông báo sự vắng mặt của ḿnh trước khi rời nhà để đi đâu, tùy theo những qui định của mỗi nhà.

 

308.3 Các chi tiết liên quan đến kỳ nghỉ hằng năm, thường là ba tuần, và những lần về thăm gia đ́nh được ấn định ở cấp tỉnh ḍng.

 

308.4 Những anh em làm việc tại nước ngoài có thể về thăm quê nhà trong các kỳ nghỉ theo các chu kỳ đều đặn. Đối với những anh em đi nghỉ mà phải di chuyển liên lục địa, th́ tu nghị tỉnh ḍng sẽ quyết định số lần và thời gian cho việc thăm nhà, với sự đồng ư của bề trên tổng quyền và hội đồng ngài.

 

309 Các cộng đoàn trong một tỉnh ḍng hoặc các tỉnh ḍng kề cận nhau nên duy tŕ sự giao hảo tốt đẹp với nhau. Khi có các anh em ở nhà khác tới thăm th́ nên tiếp đón nồng hậu để họ cảm thấy thoải mái trong nhà chúng ta.

 

310 T́nh huynh đệ mà chúng ta sống trong cộng đoàn được mở rộng ra cho những người chúng ta có trách nhiệm mục vụ coi sóc, và làm cho họ sống hiệp thông với nhau và với Chúa Kitô.

 

311 Chúng ta mong muốn được cộng tác với vị Giám mục địa phương, với hàng giáo sĩ giáo phận và các anh em tu sĩ ḍng khác trong tinh thần hiểu biết lẫn nhau.

 

Bởi cùng một Cha và một vị Sáng lập, chúng ta có chung nhiều điều với Hội ḍng Nữ Tỳ Thánh Linh và với Hội ḍng Nữ Tỳ Thánh Linh Chiêm Niệm cho nên chúng ta cần hợp tác chặt chẽ với họ.

 

312 Cha mẹ và thân nhân trong gia đ́nh chúng ta chiếm một chỗ lớn trong ḷng chúng ta. Chúng ta tỏ bày ḷng yêu thương và biết ơn đối với họ, luôn giữ liên lạc với họ và luôn cầu nguyện cùng Thiên Chúa theo ư chỉ của họ.

 

312.1 Để tỏ ḷng biết ơn, mỗi tỉnh ḍng cố gắng hoặc biên thư hoặc viếng thăm cha mẹ của những anh em đang phục vụ xa quê hương.

 

313 Chúng ta phải tỏ ḷng quư trọng và biết ơn đối với những người cùng làm việc truyền giáo với chúng ta, chúng ta cũng tỏ ḷng biết ơn đối với các thân hữu, các vị ân nhân và những người có nhiệt t́nh với Hội ḍng.

 

Chúng ta mang một trách nhiệm rất đặc biệt đối với các nhân viên làm công của chúng ta. Chúng ta phải chăm sóc họ về mặt đời sống thiêng liêng và phải trả lương cho họ hợp lẽ công bằng.

 

Trong phạm vi có thể, chúng ta duy tŕ sự liên lạc tốt đối với những anh em đă ra khỏi ḍng.

 

314 Trong các quan hệ với chính quyền, thái độ của chúng ta phải luôn luôn xứng hợp với tinh thần Phúc Âm và đặc sủng ngôn sứ của chúng ta, luôn quan tâm đến hoàn cảnh cụ thể của quốc gia.

 

315 Chúng ta cũng duy tŕ những liên lạc tốt đối với những người láng giềng và luôn niềm nở tiếp khách (x. Rm 12,13). Tùy theo hoàn cảnh và các sinh hoạt cộng đoàn cho phép, chúng ta sẵn sàng để nhà ḍng cũng như các cơ sở của chúng ta cho việc tổ chức các cuộc tĩnh tâm, các hội nghị và cho các mục đích nhằm cổ vơ ơn gọi và các hoạt động tông đồ.

 

315.1 Sau khi tham khảo ư kiến cộng đoàn, bề trên tỉnh ḍng quyết định các khu vực nào của Nhà ḍng được dùng để tiếp khách và trong thời gian nào. Làm như thế sẽ tôn trọng quyền riêng tư của anh em trong ḍng (GL 667.1).

 

316 Trong tinh thần hiệp nhất với toàn thể Dân Chúa, cộng đoàn của chúng ta tiến về cộng đoàn hoàn hảo đời đời, nơi mà Thiên Chúa sẽ là tất cả trong mọi người (x. 1Cr 15,28). Chúng ta chuyên tâm ân cần luôn tiến tới trong sự dấn thân phục vụ truyền giáo và trong t́nh yêu thương lẫn nhau, để chúng ta có thể trở nên dấu chỉ ơn cứu độ cho tất cả mọi người.

 

 

III - Cuộc sống nhờ Lời và các Bí tích.

 

401 Chúa Kitô là trung tâm đời sống chúng ta (x. Pl 1,21). Sự hiệp nhất sống động với Người giúp thống nhất và mang lại ư nghĩa sâu sắc cho cuộc sống với biết bao thứ hoạt động khác nhau của chúng ta. Khi chúng ta yêu mến Chúa Kitô chúng ta cũng được Chúa Cha yêu mến. Chúa Cha và Chúa Con đến cư ngụ trong chúng ta (Ga 14,23) cùng với Chúa Thánh Thần.

 

Chúng ta gặp gỡ Chúa Kitô trong người khác, trong các công việc khác nhau của chúng ta, cũng như trong việc cử hành Phụng vụ, trong Lời Chúa, trong cầu nguyện và trong suy niệm. Sự gặp gỡ này là lời kêu mời chúng ta liên tục hoán cải và đổi mới. Sống thân mật với Chúa thấm nhuần niềm vui cuộc đời chúng ta và cho chúng ta khả năng đi theo Người, mang lấy các thập giá và các đau khổ của chúng ta. Như thế chúng ta trở nên giống như Người, Đấng đă hy sinh chính bản thân cho đến chết và cho chúng ta đi vào vinh quang của Người.

 

1. Gặp gỡ Chúa.

 

402 Trong việc cử hành Thánh Thể, Chúa Giêsu phục sinh hiện diện trong Giáo hội nhờ hành động của Thánh Thần. Nhờ cử hành thánh thể, chúng ta công bố sự sống, sự chết và sự sống lại của Người, dâng lên Thiên Chúa lễ hy sinh nhờ đó mà chúng ta được giao ḥa lại với Người.

 

Chúa Kitô cho chúng ta được dự phần cuộc sống của Người và kết hợp với hy lễ Người hiến dâng lên Chúa Cha cho muôn người. Như thế, Thánh thể làm kết hợp cuộc sống chúng ta cách sâu xa với Chúa và trở nên nguồn sức mạnh cho công việc tông đồ của chúng ta và cho t́nh liên đới của chúng ta với mọi người. Cho nên cộng đoàn chúng ta tham dự Thánh thể hằng ngày.

 

402.1 Trong mức độ có thể được các linh mục của chúng ta cùng đồng tế.

 

402.2 Chúng ta đặt nặng tầm quan trọng trong việc chuẩn bị và cử hành Thánh thể cho xứng đáng, trong sự tôn trọng nền văn hóa địa phương và những luật chỉ đạo của Giáo hội sở tại.

 

402.3 Các vật dụng dùng trong việc thờ phượng cần phải đơn sơ, sạch sẽ và đẹp, phù hợp với nghệ thuật tôn giáo của địa phương nơi quốc gia sở tại mà chúng ta phục vụ.

 

402.4 Các linh mục dâng lễ theo ư chỉ đă nhận, phù hợp với luật lệ hiện hành của Giáo hội và của Hội ḍng.

 

403 Lời ca tụng Thánh thể dâng lên Cha được nối tiếp trong những kinh nguyện cộng đoàn, và các việc làm của chúng ta. Các việc này giúp chúng ta giữ sự hiệp nhất với Chúa luôn sinh động.

 

Việc cầu nguyện của cộng đoàn phản ảnh tinh thần phụng vụ, linh đạo của Hội ḍng, các tập tục của quốc gia nơi chúng ta làm việc và đáp ứng các nhu cầu của thời đại chúng ta. Tuy nhiên phải dành một chỗ vừa phải cho sự sáng tạo và những h́nh thức cầu nguyện mới.

 

403.1 Đành rằng bản thân mỗi người chịu trách nhiệm về sự tăng trưởng của đời sống tâm linh của ḿnh, nhưng cũng rất đúng là một cộng đoàn cầu nguyện sống động cũng mang lại cho mỗi người một sự trợ giúp quí giá. Vị bề trên nhà có trách nhiệm đặc biệt đối với đời sống tâm linh của cộng đoàn: nếu cần, vị bề trên sẽ được một vị linh hướng trợ sức. Mọi anh em trong ḍng cần trao đổi với vị linh hướng một cách đều đặn.

 

403.2 Chúng ta phải hết sức cố gắng để cầu nguyện chung với nhau ngay cả khi chúng ta có ít người. Hăy xếp đặt thời giờ cho việc thờ phượng, cầu nguyện chung.

 

403.3 Về việc đọc kinh sáng và kinh tối, chúng ta nên chọn Phụng vụ các giờ kinh và những kinh nguyện truyền thống của Hội ḍng. Ngoài ra, các giáo sĩ của chúng ta cũng c̣n phải theo sự hướng dẫn của Giáo luật (GL 276,2.3).

 

403.4 Vào buổi trưa, chúng ta dành một thời gian ngắn đề suy nghĩ và để cầu nguyện chung theo các ư chỉ và các nhu cầu của các anh em khắp thế giới.

 

404 Trong sự sắp đặt của năm phụng vụ, Giáo hội tŕnh bày các mầu nhiệm cứu độ và cao điểm là việc cử hành mầu nhiệm Phục sinh. Các ngày Chúa nhật, chúng ta tưởng niệm mầu nhiệm này với sự long trọng hơn, và chúng ta biến ngày của Chúa thành ngày của phục vụ tông đồ, của cầu nguyện và của chia sẻ niềm vui.

 

405 Trong Hội ḍng chúng ta, việc cử hành năm phụng vụ mang dấu ấn linh đạo của Đấng sáng lập ḍng. V́ thế :

 

· Lễ trọng kính Chúa Ba Ngôi là lễ chính của ḍng, trong lễ này chúng ta mừng mầu nhiệm Ngôi Lời vĩnh cửu và Thánh Thần được sai đến. Ơn gọi thừa sai của chúng ta được lập bởi mầu nhiệm nguồn cội này. Chúng ta được sai đi công bố vinh quang và t́nh yêu thương của Thiên Chúa Ba Ngôi, và như thế tạo điều kiện cho những người khác được tham dự vào cuộc sống tràn đầy của Thiên Chúa nhờ phép Thánh tẩy.

· Lễ Truyền Tin là lễ mừng danh hiệu của Hội ḍng và lễ trọng Giáng sinh nhắc cho chúng ta nhớ rằng Ngôi Lời khi nhập thể làm người đă ban cho mỗi con người một phẩm giá mới và cho toàn nhân loại lời hứa một cuộc sống tràn đầy.

· Chúng ta mừng lễ Hiện xuống như là sự hoàn thành của mầu nhiệm Phục sinh. Thánh Thần của Chúa xuống tràn đầy trên các tông đồ, biến đổi các ông thành một cộng đoàn truyền giáo đi loan báo Tin Mừng cách mạnh mẽ và can đảm. Nhờ bí tích Thêm sức, chúng ta cũng được ban cho sức mạnh của Thánh Thần để anh dũng tuyên xưng đức tin của chúng ta.

· Thánh Thần là tặng phẩm đầu tiên của Chúa Giêsu chịu đóng đinh và được tôn vinh mà từ nơi trái tim bị đâm thủng của Người Giáo hội nhận được hết ân này đến ân khác. Chúng ta tôn thờ Trái tim này như biểu tượng cho những tâm t́nh của Đấng Cứu Thế và đặc biệt cho t́nh yêu thương của Người.

 

405.1 Hằng ngày, khi đọc kinh Truyền Tin, chúng ta tưởng nhớ tới biến cố Ngôi Lời nhập thể. Việc suy niệm đường thánh giá giúp chúng ta hiểu rơ hơn ư nghĩa cuộc khổ nạn cứu độ của Chúa Giêsu và giúp chúng ta đồng hành với Người trên con đường tận hiến.

 

405.2 Noi gương Đấng Sáng Lập chúng ta tỏ ḷng tôn kính đặc biệt Chúa Thánh Thần và chúng ta cổ vơ cho ḷng sùng kính này.

· Hằng ngày chúng ta đọc kinh Veni Creator Spiritus hoặc một thánh ca khác cầu xin Chúa Thánh Thần.

· Mỗi tháng chúng ta dâng một Thánh lễ kính Chúa Thánh Thần và một lễ kính Thánh Tâm Chúa Giêsu.

· Hằng năm nếu có thể được, trong thời gian từ lễ Thăng Thiên cho đến lễ Hiện xuống chúng ta dâng bảy Thánh lễ kính Chúa Thánh Thần cho công việc truyền giáo của chúng ta.

· Vào dịp lễ Hiện xuống, chúng ta tận hiến lại cho Chúa Thánh Thần.

 

406 Trong sự hiệp thông với toàn thể Giáo hội, chúng ta ca ngợi Thiên Chúa v́ những công việc Người đă thực hiện nơi các Thiên thần và các Thánh, chúng ta xin các Ngài cầu bầu cho chúng ta và ra sức theo gương các Ngài.

 

· Một cách rất đặc biệt, chúng ta tôn kính Đức Maria, Trinh nữ và Hiền mẫu. Được tràn đầy Chúa Thánh Thần, Đức Maria đă được mời gọi để mang Ngôi Lời tới cho mọi người và cộng tác vào công cuộc cứu độ của Người. Đức Mẹ là mẫu gương hoàn hảo cho chúng ta trong việc chú tâm lắng nghe và quảng đại đáp lại Lời Thiên Chúa. Đức Mẹ sẽ giúp chúng ta mang Lời Thiên Chúa đến cho những người khác.

 

· Trong các Thánh, chúng ta đặc biệt tôn kính Thánh Giuse, các Thánh mà Vị Sáng Lập có lời khuyên chúng ta tôn kính, và các Thánh thuộc về quốc gia nơi chúng ta đang hoạt động.

 

· Chúng ta tôn kính Thánh Arnold Janssen, Đấng Sáng Lập Hội ḍng chúng ta. Nơi Ngài chúng ta ngưỡng mộ con người cầu nguyện, phó thác cho Thiên Chúa, mở rộng cho mọi lời Thiên Chúa kêu gọi, và nhiệt tâm làm tông đồ. C̣n Thánh Joseph Freinademetz, với chúng ta, quả là gương mẫu của ḷng hăng say truyền giáo và xả thân phục vụ.

 

406.1 Chúng ta đặc biệt mừng kính lễ Sinh nhật Đức Mẹ, và đó cũng là ngày thành lập Hội ḍng của chúng ta.

 

406.2 Các anh em trong Hội ḍng được khuyến khích lần chuỗi Mân côi và suy niệm các mầu nhiệm cứu độ.

 

406.3 Mỗi người anh em trong Hội ḍng nên sốt sắng truyền bá ḷng sùng kính đối với hai Thánh Arnold Janssen và Joseph Freinademetz.

 

407 Bởi là những cộng tác viên của Chúa Kitô, chúng ta không ngừng t́m sống theo Lời Chúa. Nhờ việc đọc Thánh Kinh, chúng ta mở rộng ḷng đón nhận những linh hứng của Thánh Thần, Đấng giúp chúng ta hiểu tốt hơn Lời Chúa và lấy Lời Chúa làm lời của chúng ta và loan báo Lời Chúa cho thế giới.

 

407.1 Mỗi ngày chúng ta dành đủ thời gian để đọc Thánh Kinh và nghiên cứu các vấn đề linh đạo cũng như Thần học.

 

407.2 Cùng nhau chia sẻ một bản văn Thánh Kinh là một cách tốt để cho Lời Chúa thấm nhuần cuộc sống chúng ta.

 

407.3 Tác phẩm và các truyền thống tôn giáo của các dân tộc khác có thể giúp chúng ta hiểu Lời Chúa sâu sắc hơn và cũng làm cho đời sống tâm linh của chúng ta thêm phong phú.

 

408 Lời Chúa khơi dậy và đào sâu trong chúng ta ḷng yêu mến cầu nguyện. Tiếp xúc với những con người và những biến cố thời đại chúng ta, cũng thúc đẩy chúng ta đến đối thoại với Chúa, cuộc đối thoại được nối tiếp trong công cuộc phục vụ truyền giáo của chúng ta. Như thế, lời chúng ta cầu nguyện thấm nhuần tinh thần tông đồ, và công việc tông đồ của chúng ta cũng được thấm nhuần tinh thần cầu nguyện.

 

408.1 Trong ngày, chúng ta dành thời giờ cho Chúa đang hiện diện trong Thánh thể, để làm cho t́nh thân hữu của chúng ta với Người thêm sâu đậm.

 

408.2 Chúng ta cố gắng sống cách ư thức trước sự hiện diện của Thiên Chúa. Để làm việc này, lời cầu nguyện mỗi khắc đồng hồ như Thánh Arnold từng thực hành có thể giúp chúng ta rất nhiều.

 

409 Mỗi ngày, chúng ta dành thời gian nhất định để suy niệm, nhờ việc này, Thánh thần đưa dẫn chúng ta đến chân lư trọn vẹn (x. Ga 16,13), và biến đổi đời sống chúng ta ngày càng giống Chúa Kitô (x. 2 Cr 3,18). Công việc phục vụ tông đồ chỉ có thể mang lại kết quả khi chúng ta ở lại bên cạnh Chúa trong thinh lặng và tĩnh tâm.

 

409.1 Mỗi ngày, suy niệm ít là nửa giờ.

 

409.2 Mỗi năm, chúng ta tĩnh tâm ít nhất là năm ngày trọn, và kết thúc bằng việc trong ngày cuối cùng, chúng ta tuyên khấn lại.

 

409.3 Thêm vào Tuần thánh và tuần tĩnh tâm thường niên, c̣n phải tổ chức những ngày tĩnh tâm ít là bốn lần trong năm. Trong mức độ có thể, trong các ngày đó, chúng ta tạm gác qua một bên mọi công việc quen làm. Trong cầu nguyện và cùng nhau nhận xét, chúng ta duyệt lại cuộc sống cá nhân cũng như cộng đoàn của chúng ta và đặc biệt chú ư đến t́nh yêu thương huynh đệ và sự nhiệt thành.

 

409.4 Hiến pháp có gợi ư về các đề tài suy niệm và những trao đổi tâm linh. Các khoản này phải được đọc, cách riêng trong mùa Chay, như lời mời đặt lại vấn đề cuộc sống của chúng ta.

 

2. Sự đổi mới liên tục trong Chúa.

 

410 Chúa Giêsu bắt đầu rao giảng bằng việc loan báo Tin Mừng Nước Chúa đang đến và bằng lời mời gọi dân chúng hoán cải trở lại và tin (x. Mc.1,15). Chúng ta phải luôn qui hướng về Người và luôn canh tân bản thân nhờ Lời của Người, để nhờ sức mạnh Thánh Thần mà vượt thắng những yếu đuối của ḿnh và được luôn trở nên giống như Người nhiều hơn.

 

410.1 Nhờ việc xét ḿnh hằng ngày chúng ta kiểm điểm cuộc đời và xem chúng ta đă theo Chúa Kitô như thế nào, và luôn duy tŕ trong chúng ta ư chí hoán cải.

 

410.2 Nên tổ chức cử hành sám hối cộng đoàn trong những ngày tĩnh tâm, cấm pḥng và những dịp tương tự.

 

411 Trong bí tích ḥa giải, chúng ta cảm nghiệm được t́nh Cha thương xót trong Chúa Kitô, ban cho chúng ta ơn tha thứ và b́nh an. Như thế Chúa Kitô ḥa giải chúng ta với Thiên Chúa và với anh em chúng ta. Càng năng gặp gỡ thường xuyên và đều đặn với Chúa Kitô trong bí tích này sẽ giúp chúng ta lớn lên trong t́nh yêu thương và trở thành những chứng nhân đáng tin hơn.

 

412 Việc chúng ta phải hoán cải liên tục đ̣i hỏi một sự khổ hạnh nhằm trước hết là phát triển t́nh yêu thương trong cuộc sống truyền giáo và tu sĩ. Sự khổ hạnh này giúp chúng ta vượt thắng được những khuynh hướng ích kỷ, chấp nhận các giới hạn, nhẫn nại chịu đựng những chống đối và gánh nặng của những khó khăn hằng ngày, đồng thời giúp chúng ta chu toàn những đ̣i hỏi của ơn gọi chúng ta. Chúng ta cố gắng trở nên mọi sự cho mọi người (x. 1 Cr 9,22), bền vững trong trách vụ truyền giáo, nhẫn nại trong cô đơn và can đảm trước thất bại.

 

412.1 Mỗi anh em tu sĩ cần tự do lựa chọn một h́nh thức khổ hạnh phù hợp với công cuộc phục vụ truyền giáo, với hoàn cảnh cá nhân của ḿnh và các điều kiện ở quốc gia ḿnh làm việc.

 

412.2 Để hỗ trợ những cố gắng sống vô vị lợi, chúng ta nên kiêng hoặc sử dụng có giới hạn: rượu, thuốc lá và những món hàng tiêu thụ khác.

 

412.3 Chay tịnh là một h́nh thức khổ hạnh tạo thuận lợi cho việc cầu nguyện. Thêm vào những ngày chay tịnh chính thức, mỗi cộng đoàn được khuyên nên chay tịnh hay có những thực hành khác để tỏ t́nh liên đới với những người chịu đói khát trên khắp thế giới và đồng thời cũng để nâng đỡ lời cầu nguyện của chúng ta, ngơ hầu Thiên Chúa chúc phúc cho công cuộc truyền giáo của chúng ta. Số tiền nhờ đó tiết kiệm được sẽ được dùng để giúp người nghèo.

 

3. Thành tựu trong Chúa.

 

413 Chúa Kitô đă loan báo Thiên Chúa như là Thiên Chúa của sự sống và của tương lai. Chính Người là sự sống lại và là sự sống (x. Ga 11,25). Những khổ đau do bệnh tật và tuổi già giúp chúng ta kinh nghiệm sâu xa hơn mầu nhiệm của khổ đau, và chết của Chúa. Khi quảng đại chấp nhận những đau yếu, bệnh tật, cả chúng ta, chúng ta càng được nên giống Chúa Kitô cách hoàn hảo hơn, và niềm hy vọng vào trời mới đất mới càng được kiên vững (x. 2 Pr 3,13).

 

414 Bệnh tật và cao tuổi không ngăn cản chúng ta xem cuộc đời của ḿnh như là một phục vụ chân chính cho công cuộc truyền giáo và cũng không ngăn cản chúng ta đảm nhận những công việc c̣n làm được để phục vụ Dân Chúa. Trong hiệp thông với sự đau khổ và sự chết của Chúa Kitô, chúng ta dâng hiến bản thân cho Thiên Chúa để tôn vinh Người và để cứu độ mọi người.

 

Trong bí tích xức dầu bệnh nhân, Chúa Kitô quan tâm đến những người đau yếu, bằng sự hiện diện đầy yêu thương và sẽ đồng hành với chúng ta trong những giờ phút đau khổ.

 

414.1 Cử hành bí tích xức dầu bệnh nhân kết hợp với thánh lễ cho cộng đoàn là điều rất đáng được khuyến khích.

 

415 Khi chết, chúng ta dâng lên Thiên Chúa bản thân lần cuối cùng. Chúng ta chết trong hiệp thông với Chúa Kitô, sự hiệp thông đă khởi đầu trong bí tích Thánh tẩy, được củng cố khi chúng ta khấn ḍng, được nuôi dưỡng nhờ cử hành Thánh lễ và giờ đây được đưa tới mức hoàn hảo cuối cùng. Trong cái chết, Chúa Kitô gọi chúng ta về bên cạnh Người trong cộng đoàn hoàn hảo của các Thánh, nơi chúng ta được chiêm ngưỡng Cha diện đối diện, và đi vào t́nh yêu thương vĩnh cửu kết hiệp Cha và Con trong Thánh Thần.

 

416 Giáo hội c̣n lữ hành trên trần gian, ư thức được niềm hiệp thông của ḿnh với những người đă chết, nuôi dưỡng ḷng tưởng nhớ những người đă ra đi trước chúng ta và tưởng nhớ họ trong lời cầu nguyện. Đầy ḷng biết ơn chúng ta luôn tưởng nhớ tới những anh em chúng ta đă qua đời.

 

416.1 Khi có một anh em qua đời th́ phải báo tin ngay cho gia đ́nh và cho bề trên giám tỉnh, và ngài sẽ báo tin cho bề trên tổng quyền. C̣n các anh em trong tỉnh ḍng hoặc được báo tin trực tiếp hoặc do bề trên tỉnh ḍng.

 

416.2 Cộng đoàn nơi người anh em qua đời phải dâng những thánh lễ cho người anh em đó theo các qui luật hiện hành của Hội ḍng và đến ngày giáp năm đầu tiên, cộng đoàn sẽ tưởng nhớ đến người anh em quá cố một cách đặc biệt. Trong việc cử hành thánh lễ, mọi anh em trong cộng đoàn sẽ nhớ đến những anh em đă qua đời đặc biệt là trong ngày giỗ của những anh em ấy.

 

416.3 Khi được tin một vị bề trên qua đời (bề trên tổng quyền, bề trên tỉnh ḍng hoặc bề trên nhà) mọi anh em dâng Thánh lễ cầu nguyện cho ngài.

 

416.4 Mỗi tuần, cha bề trên tổng quyền dâng một Thánh lễ cầu cho những anh em c̣n sống và một Thánh lễ cầu cho những anh em đă qua đời trong ḍng. Mỗi tháng, bề trên Giám tỉnh dâng một Thánh lễ cầu cho những người sống và một Thánh lễ cầu cho những anh em đă qua đời trong tỉnh ḍng.

 

416.5 Trong tháng 11 mỗi nhà đều dâng một Thánh lễ cầu cho tất cả các anh em đă qua đời.

 

416.6 Cộng đoàn dâng một Thánh lễ cầu cho cha mẹ vừa qua đời của người anh em cộng đoàn sẽ dâng thêm nhiều thánh lễ khác hoặc do chính tu sĩ có tang hoặc do vị bề trên.

 

416.7 Khi Đức Thánh Cha, Đức Hồng y Bộ trưởng Bộ Đời Sống Thánh Hiến và Tu Đoàn Tông Đồ, Đức Hồng Y Bộ trưởng bộ Truyền bá Phúc Âm cho các dân tộc qua đời, trong mọi nhà thờ của Hội ḍng đều dâng một Thánh lễ cầu nguyện cho các ngài. Khi Đấng bản quyền địa phương qua đời, các nhà thờ liên hệ cũng làm như vậy.

 

417 Sự hiệp thông với Chúa Kitô, mà mức toàn hảo được hiện thực khi chúng ta trở về nhà Cha, là nguồn mạch niềm vui làm rạng rỡ cuộc sống trần thế của chúng ta (x. Pl 1,20-21). Trong Lời Chúa và các Bí tích, chúng ta nhận lănh chan ḥa t́nh yêu thương của Thiên Chúa, t́nh yêu thương thôi thúc chúng ta công bố niềm vui của chúng ta trong Chúa, bằng cách sống làm môn đệ của Người. Càng t́m cách biểu lộ và chia sẻ niềm vui ấy với những người khác, chúng ta càng được kết hợp vào cuộc sống và sứ mạng của Ngôi Lời.